Thập niên 1980, sân khấu cải lương bùng nổ với "Nàng Xê Đa" của Nhà hát Trần Hữu Trang – vở diễn đóng đô gần hết các rạp lớn như Thủ Đô, Hào Huê, Quốc Thanh, Hưng Đạo, Cao Đồng Hưng, Bà Chiểu, Cây Gõ... Nhiều ngày, vở phải diễn hai suất mà vé chợ đen vẫn ì xèo.
Không hẹn mà gặp, trong năm 2021, một số chương trình cải lương đã bán hết vé và được khán giả tán thưởng. Dẫu vậy, đối với người trong cuộc, đó không phải là thước đo để cho thấy dấu hiệu hồi sinh của nền nghệ thuật cải lương đang khá yếu ớt.
Suốt nhiều năm qua, kể từ đầu thập niên 1990, có rất nhiều hội thảo kêu gọi hành động chấn hưng cải lương. Thế nhưng càng họp bàn, đời sống của cải lương ngày càng sa sút - khi chính các nghệ sỹ cải lương không thể sống với nghề theo trọn vẹn ý nghĩa của nó.
Trong các khâu sáng tạo của sân khấu, khán giả thường quan tâm nhiều đến diễn viên và đạo diễn, còn biên kịch thì lặng thầm hơn. Trong nghệ thuật cải lương, vị trí biên kịch được gọi là soạn giả hoặc thầy tuồng - linh hồn của vở diễn.
Võ Minh Lâm thuộc thế hệ nghệ sĩ buộc phải chọn lựa giữa tiền hoặc nghệ thuật. Dù xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng anh đã dũng cảm chọn giá trị nghệ thuật, ý thức nghề nghiệp đó đã giúp cho anh trở thành một trong những nam ngôi sao cải lương hiện nay.