Naomi Osaka rút lui khỏi Roland Garros 2021: Tranh cãi về sức khỏe tinh thần

06/06/2021 14:24 GMT+7 | Tennis

(Thethaovanhoa.vn) - Việc Naomi Osaka, một trong những tay vợt nữ hàng đầu thế giới, tuyên bố rút khỏi Roland Garros không phải là một sự rút lui thông thường. Đằng sau quyết định ấy là những dấu hỏi về tình trạng sức khỏe tinh thần của các VĐV thể thao.

Tennis: Ai cản Nadal? Djokovic sẵn sàng? Osaka bị ám ảnh?

Tennis: Ai cản Nadal? Djokovic sẵn sàng? Osaka bị ám ảnh?

Roland Garros 2021 chuẩn bị khởi tranh, và với sự trỗi dậy của thế hệ trẻ trong thời gian gần đây, người ta hy vọng giải đấu năm nay sẽ chứa đựng không ít bất ngờ thú vị.

Vào thời điểm rút lui khỏi Roland Garros, Osaka là tay vợt xếp thứ 2 thế giới trên bảng xếp hạng WTA, giành 4 chức vô địch Grand Slam. Theo lý giải của tay vợt người Nhật Bản, cô cần phải ưu tiên sức khỏe tinh thần khi đưa ra quyết định này.

Hé lộ áp lực sức khỏe tinh thần của các VĐV

Mọi chuyện chỉ được làm sáng tỏ phần nào qua những dòng cập nhật của tay vợt 23 tuổi này trên trang Twitter cá nhân. Cô chia sẻ về áp lực khi việc hiện diện ở các cuộc họp báo trước mỗi giải đấu là nhiệm vụ bắt buộc: “Nếu ban tổ chức giải đấu cứ nghĩ họ chỉ cần ra lệnh: Cô (anh) phải tham dự họp báo hoặc sẽ bị phạt rồi tiếp tục thờ ơ với tình trạng sức khỏe tinh thần của các VĐV, những nhân vật trung tâm của mọi giải đấu, thì tôi thấy thật đáng buồn cười”.

Mở rộng vấn đề, những chuyên gia sức khỏe tin rằng vấn đề sức khỏe tinh thần của các VĐV thể thao đang trầm trọng hơn những gì chúng ta nghĩ. Ông Michael Gervais, một nhà tâm lý thể thao, người làm việc với rất nhiều đội tuyển thể thao như đội bóng chuyền nữ Mỹ hay các VĐV thể thao đội Red Bull, khẳng định chúng ta không thể thờ ơ với vấn đề sức khỏe tinh thần trong thể thao: “Những VĐV thể thao đỉnh cao ngày nay sắp xếp cuộc sống như lập trình để đạt được trạng thái tốt nhất. Những gì Osaka đang làm tôi đã nhìn thấy ở không ít VĐV trong suốt quá trình làm việc của mình. Cô ta đứng về những VĐV mở đường cho việc thể hiện khía cạnh con người của những VĐV thể thao”. Ông tin rằng những khán giả theo dõi các sự kiện thể thao khó hình dung được tổn thương vô hình các VĐV thể thao phải chịu đựng để tỏa sáng, dù là ở dạng thể chất, cảm xúc hay tinh thần.

Ông Gervais cũng lý giải vì sao các VĐV những môn thể thao đại chúng như quần vợt hay bóng đá có ý nghĩ về chuyện giải nghệ khi bước qua tuổi 30. Theo lời ông, phần lớn các VĐV chuyên nghiệp sẽ tính chuyện giải nghệ từ độ tuổi 30 trở đi, trong lúc những người với nghề nghiệp bình thường có khoảng thời gian dài hơn để trải nghiệm và nâng cao năng lực bản thân ở độ tuổi ấy. Điều này liên quan đến một khái niệm ít người quan tâm là thời gian bị dồn nén. Yếu tố này đóng góp vào những sức ép các VĐV thể thao phải đối mặt.

tennis, Roland Garros 2021, Pháp mở rộng, Naomi Osaka, lịch thi đấu Pháp mở rộng, xem trực tiếp pháp mở rộng, Naomi Osaka rút lui khỏi Pháp mở rộng, tin tennis
Việc Osaka rút lui khỏi Roland Garros hé lộ một phần tác động của thể thao đến sức khỏe tinh thần các VĐV

Lỗi cá nhân hay lỗi hệ thống?

Khi nghĩ về câu chuyện sức khỏe tinh thần của các VĐV thể thao, chúng ta vẫn thường bóc tách vấn đề và phân tích trên phương diện cá nhân. Hiện tại, những vấn đề bây giờ đã phát triển mạnh hơn và mang tính hệ thống. Ông Gervais hoàn toàn đồng ý với những nhận định ấy bởi các VĐV thể thao đỉnh cao ngày nay đang phải chịu đựng sự giằng xé, sự đấu tranh giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Cụ thể hơn cả, phần sức khỏe tinh thần bị dồn nén để các VĐV đạt được thành tích tốt nhất ở mỗi giải đấu.

Việc Osaka dám cất tiếng nói về một vấn đề rất ít VĐV thể thao dám chia sẻ là một tín hiệu đáng mừng. Sức khỏe tinh thần rõ ràng không đáng bị thờ ơ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ tới cách thức tổ chức các sự kiện thể thao. Ông Gervais cảm thấy vui mừng với sự can đảm của Osaka, bởi nó có thể là động lực mở ra những nghiên cứu kỹ càng hơn về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần với các VĐV thể thao.

Trở lại với câu chuyện của Osaka, một khía cạnh cần phải nhắc đến là câu chuyện xung quanh những cuộc họp báo. Đây không phải thời điểm những kênh truyền thông cổ điển là cứu cánh duy nhất cho các VĐV xây dựng tên tuổi của mình. Những tiến bộ về công nghệ đã trao lại quyền hành cho các VĐV trong phòng họp báo, nhưng tư duy của một số đơn vị truyền thông không phải lúc nào cũng theo kịp thời đại. Ký giả Jonathan Liew của trang Guardian cảm nhận những cuộc họp báo đang ngày càng nhàm chán, khi các VĐV phải tự đeo mặt nạ cho mình giấu đi những cảm xúc muốn biểu đạt. Một cách chủ quan, đó có thể là tác động đáng lo ngại đến sức khỏe tinh thần, dẫn đến những câu chuyện đáng tiếc như đã xảy ra với Osaka.

Cá nhân Osaka có lẽ sẽ dành thời gian chưa rõ là bao lâu để hồi phục lại sức khỏe tinh thần sau khi đã căng thẳng giữa hai lựa chọn: Tiếp tục thi đấu trong những sức ép về nghĩa vụ trong phòng họp báo hay rút lui để tìm lại sự thảnh thơi ít ỏi. Câu chuyện về sức khỏe tinh thần trong thể thao sẽ tiếp tục còn là một đề tài gây tranh cãi.

Đức Hùng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link