Mỹ phát triển "mắt thần" phát hiện thiên thạch nhỏ đâm vào trái đất

19/02/2013 14:47 GMT+7 | Trong nước

Ngày 18/2, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng các nhà khoa học đến từ trường đại học và các nhóm tư nhân nước này cho biết đang nghiên cứu phát triển các hệ thống báo động có khả năng phát hiện những vật thể nhỏ trong không gian.

Thiên thạch bốc cháy chói lòa trên bầu trời Nga. Ảnh: AFP

Thông tin này được công bố sau khi tại Nga hồi tuần trước vừa xảy ra một vụ nổ thiên thạch gây ra đám mưa thiên thạch tại nhiều tỉnh khiến hơn 1.200 người bị thương và 50 người phải nhập viện.

Các nhà khoa học cho biết dự án có tên gọi Hệ thống báo động Thiên thạch va vào Mặt đất (ATLAS), sẽ quan sát toàn bộ bầu trời trong tầm nhìn vào ban đêm, và sẽ có khả năng phát hiện những thiên thạch nhỏ có đường kính 45 mét khoảng một tuần trước khi nó rơi xuống Trái Đất. Với những thiên thạch có đường kính lớn hơn (khoảng 150m), hệ thống sẽ cho phép báo trước ba tuần. Dự kiến, hệ thống ATLAS trị giá 5 triệu USD sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015.

Các nhà khoa học cho biết có khoảng nửa triệu vật thể bay xung quanh Trái Đất mà việc phát hiện ra chúng là rất khó do kích thước nhỏ. Bởi vậy, việc phát triển hệ thống ATLAS trên cũng giúp giới chức trách có thời gian tìm kiếm các biện pháp nhằm bảo vệ người dân tại khu vực có thể bị ảnh hưởng, thậm chí hệ thống này còn có khả năng phát hiện sự nguy hiểm của sóng thần qua những chấn động từ đại dương .

Hiện tại, NASA đang quản lý chương trình Vật thể gần Trái Đất (NEO) và cùng với kính thiên văn rađiô Arêcibô có đường kính ăngten rộng 305 mét tại Puếctô Ricô, các nhà khoa học có thể quan sát được khoảng 25% khoảng bầu trời vào ban đêm và phát hiện những mảnh thiên thạch có kích thước rộng lớn.

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link