Về hưu: để khỏi bị ám ảnh là người 'hết thời'

07/07/2017 08:30 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Hai chữ về hưu ở ta là dành cho những người tham gia vào tổ chức chính quyền và những người lao động trong các xí nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư  nhân. Còn với mọi người dân, người lao động tự do làm thuê làm mướn thì không có khái niệm về hưu. Họ làm việc cho đến lúc lìa đời, như bác Giun trong câu thơ của Trần Đăng Khoa: “Bác giun đào đất suốt ngày…”.

Người nông dân, khi không cầm nổi cái hò cày thì loanh quanh việc nhà trông con trông cháu, cơm nước giặt giũ cho đến lúc không làm nổi những việc đó nữa.

Công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền, sau một thời gian làm việc đến tuổi quy định của luật lao động thì được nghỉ hưu. Họ được cấp sổ hưu và hưởng quyền lợi hưu trí cho đến khi tạ thế. Một số trường hợp đặc biệt, họ còn được hưởng những quyền lợi cao hơn ngoài lương hưu do luật định. Còn thông thường về hưu thì coi như ra “ngoài lề cuộc sống”. Khi ấy có người làm thuê làm mướn hoặc trở về nghề cũ, người có vốn tích lũy được khi còn tại vị thì ngồi hưởng thụ, nghỉ ngơi hoặc chơi bời đâu đó, hoặc lấy con cháu làm niềm vui sống tiếp.

Chú thích ảnh
Công chức, viên chức hết tuổi lao động có lương hưu. Ảnh: Nhavantphcm

Ở ta về hưu là chấm dứt nhiều quyền lợi, nên có một số sửa năm sinh để kéo dài tuổi thọ công chức. Kéo dài để tiếp tục có thu nhập ổn định, để khỏi bị ám ảnh là người “hết thời”.

Ở ta lại cũng có chuyện làm việc như hưu, về hưu mới làm việc. Tôi đã từng nằm trong bộ máy ấy, thì thấy quả có thế thật. Thấy có rất nhiều trường hợp "cơm chúa múa tối ngày". Một số dựa vào vị trí “biên chế” để đi làm việc khác, chân ngoài dài hơn chân trong. Một số lười biếng đến công sở cho qua ngày, không vất vả gì mà vẫn có lương dù đồng lương eo hẹp. Nên về hưu với những người này chẳng khác gì tai nạn. Họ sẽ cố thêm được ngày nào hay ngày ấy. Đó là mớ chỉ rối trong các cơ quan nhà nước khó gỡ mà có lần có vị lãnh đạo đã chỉ ra có đến 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về. Đó là ông còn nói nhẹ đi, thực tế số ấy cao hơn.

Sướng thay những người lao động tự do, những người buôn bán vặt, những người nông dân họ không bị ám ảnh về hai chữ hưu trí khi cả đời chỉ dựa vào khả năng xoay sở của chính mình.

***

Nghe nói ở nhiều nước khác, từ nghỉ hưu chỉ có tính tương đối. Sau một thời gian làm việc đủ tuổi nghỉ hưu, có người vẫn tiếp tục được mời ra làm việc có khi còn ở những vị trí quan yếu trong bộ máy nhà nước. Nên với họ về hưu chẳng có gì nặng nề. Họ cũng chẳng có gì phải lăn tăn gian dối về tuổi tác. Nghĩa là, khi còn năng lực và sức khỏe thì không thiếu cơ hội, nếu còn nhiệt huyết với công việc. Những nơi ấy người ta không nhìn người về hưu như cái vỏ chanh vắt kiệt chỉ vứt vào sọt rác.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

Thủ tướng yêu cầu làm rõ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo Bộ LĐTB&XH quan tâm, làm rõ về 8 vấn đề 'nóng' như đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, tình trạng xâm hại trẻ em, tai nạn lao động,…

Chúng ta chắc sẽ tiến dần đến cái mốc văn minh đó. Thực ra, có người ba, bốn mươi tuổi cũng đáng về hưu rồi, có người sáu, bảy mươi vẫn mặn mà với công việc. Giá trị của một con người còn hay hết năng lực không hẳn ởhọ mà còn ở cơ chế vận hành bộ máy nhà nước có những chế tài để sàng lọc khai thác. Thể chế có những con người minh chính, trách nhiệm, tinh thông trong công việc, định vị được giá trị thực của nhân sự, thì khi ấy hai từ hưu trí không còn là nỗi ám ảnh với mọi người.

Đỗ Đức (họa sĩ)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link