02/12/2013 13:00 GMT+7
Vẫn một nghiệp diễn, suốt đời ông làm kép phụ, chỉ có một vở diễn ông là “kép chính”, cũng là vai diễn để đời của ông: Xuân tóc đỏ trong vở kịch trứ danh: Số Đỏ.
Vai ấy cũng đã lâu lắm, đó là khi ông đang là sinh viên trường Văn hóa, lang thang đến các lớp kịch để xem thì thấy đoàn kịch đang tập vở Số đỏ và chưa tìm được ai vào vai nhân vật Xuân tóc đỏ. Ông đã thử vai và không ngờ mình lại diễn hợp đến thế. Sau này, vở kịch đã được đưa đi lưu diễn nhiều nơi trong nước, đã nhận được sự tán dương của khán giả.Còn lại, những vai diễn của ông là những vai phụ, những vai hài mang lại tiếng cười cho khán giả.
Làm nghề mua vui cho đời nhưng cuộc đời của nghệ sĩ Tuấn Dương như “Kép Tư Bền”, đằng sau những tràng cười là một nỗi niềm riêng không dễ gì chia sẻ.Có điểm giống như cố nghệ sĩ hài Văn Hiệp, Tuấn Dương gắn với vai diễn hài mang chất nông dân, và không ít lần, người ta thấy ông gắn với chiếc điếu cày trên màn ảnh. Và cũng như cố nghệ sĩ Văn Hiệp, bao nhiêu tiếng cười ông mang tặng hết cho đời, chỉ giữ lại những năm tháng dài rộng của đời mình những nỗi cô đơn và nỗi buồn. Tuấn Dương cất nén nỗi buồn để cười hết cỡ, tặng cho hàng triệu khán giả sự sảng khoái, vui vẻ, để khán giả tạm quên đi những nhọc mệt của đời sống.
2. Sự ra đi của ông làm chúng ta nhớ đến nghệ sỹ Văn Hiệp, Hồ Kiểng, những kép phụ cũng mới rời cõi tạm về thế giới bên kia.Văn Hiệp, với cái duyên hài hước trong ông cũng khiến cho vai diễn phụ bừng lên sự sinh động và dí dỏm. Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia tới 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện. Mặc dù có nhiều đóng góp nhưng đến lúc mất, Văn Hiệp chưa một lần được phong danh hiệu cao quý.
NSƯT Hồ Kiểng, kỷ lục gia Việt Nam năm 2005 vì là người đóng nhiều vai phụ nhất trong hơn 200 phim, gần như cả đời Hồ Kiểng chỉ đóng vai phụ. Trong những nghệ sĩ chuyên "kép phụ", ắt hẳn có Tuấn Dương, và họ, như chúng ta đã biết, đặc biệt chưa bao giờ “phụ vai” diễn của mình, dù cuộc đời có "phụ" mình như phận "kép Tư Bền" đã vận vào thân.Trong cuộc sống riêng, Tuấn Dương muộn màng chuyện tình duyên, đến ngoài năm mươi tuổi mới tìm được một người vợ về cùng xây tổ ấm. Ông đã tâm sự về cuộc đời: "Nhìn lại, vèo một cái đã chạm đến tuổi già mà mình vẫn chưa có một gia sản gì đáng giá trong tay. Có lúc tôi cũng chạnh lòng thương cho chính mình, nhưng biết sao được, đó là số phận rồi. Cũng không vì thế mà tiếng cười của mình bớt đi sự thoải mái. Đến nỗi, bạn bè tôi, cuộc nào cũng muốn tôi góp mặt vì tôi là người luôn biết làm bạn mình vui và luôn cười như thể cuộc đời chẳng có gì đáng phải buồn cả. Bởi thế mà bạn bè đôi khi vẫn nói một câu rất động viên: Cười như Tuấn Dương ấy!".
Một "gia sản không có gì đáng giá" của Tuấn Dương với cái "trắng tay" của Hồ Kiểng có gì đồng cảm. Nhưng chắc chắn, gia sản ông để lại, là nỗi nhớ của khán giả với những vai phụ để lại cho đời.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất