13/08/2014 08:01 GMT+7 | Di sản
Anh Giáp Hùng Cường nói: “Hiện tại, cả gia đình tôi sống ở TP.HCM. Với trách nhiệm là cháu đích tôn của ông Giáp Văn Cương, tôi đại diện gia đình mang tới đây thanh kiếm lệnh của ông để trưng bày và bảo quản tại Hoàng thành Thăng Long”.
“Với gia đình quân ngũ như nhà tôi, thanh kiếm lệnh là biểu tượng, là niềm tự hào. Chúng tôi vẫn đặt nó trên bàn thờ tổ tiên” - anh Cường nói tiếp - “Song khi hay tin Hoàng thành Thăng Long muốn lưu giữ những kỷ vật đặc biệt, chúng tôi quyết định hiến tặng để hiện vật được bảo quản tốt hơn. Và hơn hết thảy, để dâng lên anh linh tổ tiên khát vọng vươn khơi bám biển, giữ đảo không ngừng nghỉ của người Việt qua các thời kỳ”.
Trước đó, trong những năm 80 của thế kỷ 20, thanh kiếm lệnh đã theo ông Giáp Văn Cương (còn gọi là Tướng nhà giàn), đô đốc đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện những hoạt động đặc biệt để giữ quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Ông dự đoán: “Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của Hải quân Việt Nam”.
Và lập tức, với thanh kiếm lệnh của Tư lệnh Quân chủng Hải quân, đô đốc Giáp Văn Dương đã ra những quyết định sáng suốt, quyết đoán: "Nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là Công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả các đảo nổi, đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay".
Đồng thời, ông cũng đề xuất Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương khẩn trương thành lập cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam (vẫn được biết đến với tên gọi nhà giàn DK). Đề xuất nhanh chóng được chấp thuận và thực hiện.
Ngoài mục đích dân sự, nhà giàn DK cũng là những cột mốc chủ quyền quốc gia sừng sững giữa biển Đông. Và những người lính nhà giàn (thuộc Bộ tư lệnh vùng 2 Hải quân) vẫn được ví như những "cột mốc chủ quyền sống" của dân tộc ở thềm lục địa.
Thiếu tướng Lê Kế Lâm (nguyên Tham mưu phó Tác chiến Quân chủng Hải quân) đánh giá những quyết định liên tiếp này của Đô đốc Giáp Văn Cương gắn liền với thanh kiếm lệnh huyền thoại: "Nếu không có tầm nhìn và sự quyết đoán trong hành động của Đô đốc Giáp Văn Cương, Trường Sa có thể khó khăn hơn, không được như bây giờ". Cuốn sổ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”
Trong những tài liệu, hiện vật quý trong lễ đón nhận, bên cạnh thanh kiếm lệnh nổi tiếng của Đô đốc Giáp Văn Cương còn có một tư liệu đặc biệt. Đó là cuốn sổ ghi chép của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại diện gia đình chia sẻ: “Trong mọi chiến dịch hay trận đánh lớn nhỏ, cha tôi luôn ghi chép rất tỉ mỉ. Ông không bao giờ nói chuyện quân sự với chúng tôi. Nhưng ông luôn nhắc nhở chúng tôi phải cẩn trọng ghi nhớ từng hành động, nguyên nhân, hệ quả để phát huy những chiến thắng và khắc phục những thất bại. Nên với gia đình, cuốn sổ hiến tặng hôm nay có ý nghĩa rất đặc biệt”.
Bà Võ Hạnh Phúc nói tiếp: “Nhưng cũng như bao gia đình khác có người thân gắn bó với khu hầm D67 tại Hoàng thành Thăng Long, những hiện vật của cha anh chúng tôi được về nơi hồn thiêng sông núi này cũng là một niềm vui, niềm tự hào của gia đình, dòng tộc”.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho biết: “Trong suốt 13 thế kỷ, Hoàng thành Thăng Long luôn giữ vai trò trung tâm quyền lực trọng yếu, trong đó có hơn 8 thế kỷ là trung tâm chính trị quốc gia của nước Đại Việt (suốt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 18) và của nước Việt Nam từ năm 1945 đến nay”.
Theo ông Sơn, tổ tiên đã để lại nơi đây nhiều di sản quý, song để mạch ngầm nối tiếp, ngoài thanh kiếm lệnh của Đô đốc Giáp Văn Cương, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cũng đã đón nhận hơn 500 tài liệu, hiện vật quý từ nhiều nguồn hiến tặng khác.
“Những di vật minh chứng cho những sự kiện, quyết định quan trọng nối tiếp nhau để gìn giữ sự trường cửu, vẹn toàn của núi sông, bờ cõi” - ông Sơn nói.
Phạm Mỹ
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất