Nghĩ kinh doanh homestay "hái ra tiền", tôi bán nhà phố cầm hơn 13 tỷ mua lại homestay của người quen nhưng thua lỗ ê chề sau 3 năm: Thiếu mất "thiên thời", cố gắng mấy cũng bằng 0

05/04/2023 15:05 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Bán nhà phố với giá hơn 4 triệu NDT (hơn 13 tỷ đồng) để đầu tư kinh doanh homestay, sau 3 năm, tôi lỗ to vì không lường trước được điều này.

Tôi quê ở Hồ Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Vũ Hán năm 2005, tôi chọn đến Thâm Quyến để phát triển sự nghiệp. Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, tôi đã trở thành giám đốc điều hành cấp cao của một công ty ở đây với mức lương hàng năm là 600.000 NDT. Có chút “của ăn của để”, tôi mua được 2 căn chung cư rộng lần lượt là 105m2 và 56m2 ở Thâm Quyến và sống khá dư giả. Trong mắt người thân và bạn bè, tôi là người phụ nữ thành đạt.

Tuy nhiên trên thực tế, cuộc sống của tôi không màu hồng như nhiều người lầm tưởng. Giữ chức vụ quan trọng và được trả lương cao cũng đồng nghĩa với việc áp lực công việc của tôi rất lớn. Nếu xảy ra sơ suất, tôi có thể bị sa thải ngay lập tức. Ngoài ra, việc giải quyết các mối quan hệ công sở khác cũng khiến tôi thực sự rất mệt mỏi. 

Do đó, tôi đã ấp ủ ý định nghỉ việc và tự mình kinh doanh. Dù thu nhập có thể không cao nhưng tôi chấp nhận vì ít nhất không phải nhìn sắc mặt người khác để sống. 

Liều mình bán nhà vì muốn “chớp lấy” cơ hội kiếm tiền

Năm 2019, công ty tôi tổ chức cho các cán bộ cấp cao đi du lịch ở Vân Nam trong vòng 1 tuần. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước nhờ khí hậu địa phương ấm áp, cảnh sách hữu tình nên thu hút du khách tứ phương đổ về thăm thú. 

Chúng tôi chọn một homestay có khoảng 30 phòng và bao trọn gói trong vòng 1 tuần với giá khá cao là 1500 NDT/đêm. Đoàn chúng tôi có tổng cộng 28 người và tiền ăn ở cho một đêm là 42.000 NDT. Khi nghe con số này, tôi đã bị sốc. 

Nghỉ ngơi ở đây 1 tuần, tôi có làm quen được với chủ nhân của homestay này. Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy rằng lợi nhuận trong công việc kinh doanh này là rất lớn nên đã chủ động trò chuyện với bà chủ họ Trương.

Nghĩ kinh doanh homestay "hái ra tiền", tôi bán nhà phố cầm hơn 13 tỷ mua lại homestay của người quen nhưng thua lỗ ê chề sau 3 năm: Thiếu mất "thiên thời", cố gắng mấy cũng bằng 0 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi tìm hiểu, tôi mới biết bà Trương từng là giám đốc điều hành của một công ty ở Thượng Hải với thu nhập cao. Tuy nhiên vì đam mê kinh doanh nên đã đến Đại Lý, Vân Nam để mua lại homestay này với tổng tiền đầu tư hết 4,5 triệu NDT. Khi tôi thắc mắc tại sao bà ấy không tự mình mua đất, sau đó xây nên homestay của riêng mình thì được trả lời:

“Đất đai ở đây không thể tự do mua bán. Do đó, chỉ có thể thuê nhà của người dân sau đó cải tạo thành homestay để kinh doanh."

Theo đó, bà chủ Trương đã chi 4,5 triệu NDT cho tất cả các lần cải tạo và ký hợp đồng thuê với dân làng trong tổng thời gian 25 năm, với giá thuê hàng năm là 300.000 NDT. Giá thuê khá cao nhưng theo bà chủ, khi homestay bước vào mùa du lịch cao điểm, chi phí thuê này có thể được hoàn lại sau 10 ngày. 

Theo đó, homestay ở đây có giá vào ngày thường dao động từ 300-500 NDT/đêm và tăng vọt lên 1.500 NDT/đêm vào mùa cao điểm, còn trong dịp lễ hội mùa xuân hoặc quốc khánh, giá sẽ lên 2.000NDT. Tôi tính toán trong đầu, nếu một năm có 3 tháng là mùa cao điểm, tổng cộng 90 ngày, thu nhập một ngày sẽ là 42.000 NDT, tổng thu nhập 3 tháng sẽ là 3,78 triệu NDT. 

Trừ các chi phí điện nước khác nhau, lợi nhuận sẽ ít nhất là 3 triệu NDT . Tính cả các tháng khác nếu lãi 1 triệu thì 1 năm cũng có thể lãi ít nhất 4 triệu NDT. Vậy là chỉ sau 1 năm kinh doanh là có thể hoàn vốn. 

Sau khi đi du lịch về, tôi vẫn giữ liên lạc với bà chủ Trương để học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh. Sau này, khi biết được bà chủ Trương đang muốn chuyển nhượng lại homestay này để qua nước ngoài sinh sống, máu kinh doanh trong tôi lại sục sôi, khiến tôi có ý định muốn mua lại.

Bà chủ thấy tôi cũng có chút hứng thú nên nói: “Tôi bắt đầu kinh doanh homestay này từ năm 2015, mấy năm nay du lịch phát triển nên cũng đã thu hồi vốn và kiếm được kha khá. Nếu như cô thật lòng muốn mua lại, tôi sẽ giảm giá xuống còn 4 triệu NDT."

Lúc đó tôi nghĩ rằng chi phí có thể được thu hồi trong một năm, vì vậy tôi dứt khoát cọc 100.000 NDT cho bà chủ Trương. Hai bên thống nhất hai tháng sau đó sẽ thanh toán tiền chuyển nhượng. Sau đó, tôi không nghĩ ngợi mà rao bán luôn căn nhà rộng 56m2 ở Thâm Quyến của mình. 

Nghĩ kinh doanh homestay "hái ra tiền", tôi bán nhà phố cầm hơn 13 tỷ mua lại homestay của người quen nhưng thua lỗ ê chề sau 3 năm: Thiếu mất "thiên thời", cố gắng mấy cũng bằng 0 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Căn nhà này nằm ở trung tâm, có vị trí địa lý đắc địa nên chưa đầy một tháng đã bán được với giá 4,48 triệu NDT. Tôi mua căn nhà này vào năm 2012 với giá 1,04 triệu NDT, xem như đến bây giờ cũng lãi được kha khá.

Nhận được tiền, tôi lập tức bay đến Vân Nam, đưa 4 triệu NDT cho bà chủ Trương để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng. 

Sau khi sắp xếp xong công việc kinh doanh ở Vân Nam, tôi trở lại công ty ở Thâm Quyến và gửi đơn xin nghỉ việc sau 9 năm cống hiến. Quay trở lại với công việc kinh doanh riêng, tôi bắt đầu đầu tư vào quảng bá homestay của mình trên Internet. Bên cạnh đó, tôi cũng chi tiền mời nhiều ca sĩ tự do đến trình diễn nên đã thu hút nhiều du khách tìm tới. Cứ như vậy, giá thuê homestay cũng được tăng lên.

Lỗ to vì gặp “vận xui”

Trong nửa cuối năm 2019, ngoài việc chi trả chi phí thuê, tôi đã kiếm được 400.000 NDT tiền lãi trong nửa năm. Kinh doanh thuận lợi, cuối năm 2019, tôi đã đặc biệt lập một kế hoạch để thể hiện tham vọng của mình vào năm 2020. Theo đó, tôi phấn đấu kiếm được 4 triệu NDT mỗi năm và thu lại tất cả các chi phí đã đầu tư. Tuy nhiên, mọi kế hoạch đều đổ bể khi dịch bệnh ập đến.

Cứ nghĩ giai đoạn khó khăn này sẽ qua nhanh, nhưng điều chúng tôi không ngờ tới là những diễn biến sau đó vượt xa dự đoán, dịch bệnh kéo dài đến 3 năm gây ra tổn thất nặng nề. Những đợt cách ly, khoanh vùng dịch diễn ra liên tục khiến du lịch bị tê liệt. 

Trong suốt năm 2020, tôi không kiếm được tiền nhưng vẫn hy vọng có thể duy trì homestay này qua dịch. Thế nhưng dịch bệnh kéo dài, đến năm 2021, công việc kinh doanh còn tệ hơn. Lúc đó, những chủ homestay xung quanh cũng đã phải chuyển nhượng cho người khác. Tôi vẫn kiên trì với suy nghĩ sẽ bám trụ thêm một năm nữa, nếu tình hình không khả quan hơn thì mới từ bỏ.

Nghĩ kinh doanh homestay "hái ra tiền", tôi bán nhà phố cầm hơn 13 tỷ mua lại homestay của người quen nhưng thua lỗ ê chề sau 3 năm: Thiếu mất "thiên thời", cố gắng mấy cũng bằng 0 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, đến năm 2022, hoạt động kinh doanh càng ngày càng tệ hơn không chỉ vì khi người dân bị hạn chế ra ngoài mà còn do điều kiện kinh tế của họ không cho phép do dịch bệnh kéo dài, thu nhập giảm sút. Cho dù tôi có giảm giá sâu thì cũng chẳng thể kích cầu. Nửa sau năm 2022, tôi không thể cầm cự được nữa nên quyết định dừng lại. Tôi đăng thông tin chuyển nhượng với mức giá 4 triệu NDT nhưng đều đàm phán thất bại vì ai cũng cho rằng mức giá đó quá cao. 

Vào tháng 11, cuối cùng cũng có một ông chủ sẵn sàng tiếp quản homestay của tôi với mức giá 2 triệu NDT. Đường cùng, tôi đành chấp nhận lỗ 2 triệu NDT và rời đi. Sau khi trở về Thâm Quyến, tôi quay lại làm việc ở công ty cũ, ông chủ vẫn trả lương cao cho tôi khiến tôi vô cùng cảm kích. 

Sau vụ kinh doanh thất bại, tôi không còn đủ dũng cảm để khởi nghiệp thêm một lần nào nữa.  Tôi nhận ra một điều rằng, khi bắt tay làm một điều gì đó, muốn thành công thì phải cần rất nhiều yếu tố. Trong trường hợp của tôi, tôi đã có “địa lợi” và “nhân hòa”, thế nhưng vẫn thiếu “thiên thời” nên mới thất bại đau đớn đến vậy. 

* Trên đây là bài viết của tác giả Lý Hải Hoa đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc).

Nghề đặc biệt chỉ phục vụ người có tiền: Một ánh mắt cũng phải có tính toán, mỗi lần gõ búa trị giá 'ngàn vàng'

Ánh Lê

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link