Nghịch lý: Anh muốn cấm nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn, nhưng các nhà bảo tồn động vật châu Phi lại phản đối

20/03/2023 16:07 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Nỗ lực cấm nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn vào Anh đã khiến các nhà bảo tồn động vật ở miền nam châu Phi cảm thấy khó chịu; một số người còn cho rằng đạo luật này phản tác dụng và mang dấu ấn của chủ nghĩa thực dân.

Nghịch lý: Anh muốn cấm nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn, nhưng các nhà bảo tồn động vật châu Phi lại phản đối - Ảnh 1.

Những người thợ săn đôi khi phải trả hàng nghìn USD để có quyền giết những loài động vật thường là thú săn lớn như voi và sư tử. Ảnh: News24

Theo trang tin Firstpost (Ấn Độ), đạo luật này nhằm giúp bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và được sự ủng hộ của những người nổi tiếng bao gồm siêu mẫu Kate Moss và người dẫn chương trình bóng đá Gary Lineker, đã được các nhà lập pháp Anh bỏ phiếu thông qua vào ngày 17/3. Nhưng nhiều cộng đồng dân cư và quan chức chính phủ trên khắp miền nam châu Phi đang phản đối lệnh cấm.

Chris Brown - người đứng đầu Phòng Môi trường Namibia (NCE) - cho biết: "Những gì Vương quốc Anh đang làm là áp đặt lối suy nghĩ rất đô thị, tiêu chuẩn của họ lên chúng tôi."

Theo trang tin Firstpost, những người thợ săn đôi khi phải trả hàng nghìn USD để có quyền giết những loài động vật thường là thú săn lớn như voi và sư tử. Sau đó, thợ săn thường mang về nhà các bộ phận của động vật như hộp sọ, da, ngà hoặc móng vuốt… làm chiến lợi phẩm. Và việc này từ lâu đã gây tranh cãi.

Các nhà phê bình cho rằng, săn bắn động vật hoang dã để mua vui là tàn ác, lãng phí và đẩy các loài có nguy cơ tuyệt chủng đến gần hơn với sự tuyệt chủng.

"Ai có thể cho tôi biết một định nghĩa tốt hơn về chủ nghĩa thực dân hơn là những người da trắng bay đến châu Phi và nói, 'Tôi sẽ bắn những con vật này cho vui, tôi có quyền làm như vậy'?" Eduardo Goncalves - người sáng lập Chiến dịch cấm Săn bắn giành chiến lợi phẩm - đã phát biểu tại một cuộc họp ủng hộ đạo luật ở London (Anh) vào hôm 15/3.

Nhưng những người phản đối đạo luật cho rằng, việc giết một số lượng nhỏ động vật được chọn sẽ tạo ra thu nhập rất cần thiết để thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và hỗ trợ cộng đồng địa phương.

'Tái thuộc địa hóa châu Phi'

Trong một bức thư gửi cho Andrew Mitchell - Bộ trưởng Bộ Phát triển và Châu Phi của Anh - vào đầu tháng này, hàng chục nhà bảo tồn và lãnh đạo cộng đồng từ Botswana, Angola, Zambia và Namibia đã cảnh báo, đạo luật này sẽ có tác động tiêu cực.

Bức thư viết: "Do không còn doanh thu từ việc săn bắn giành chiến lợi phẩm giảm, nạn săn trộm sẽ tăng lên vì sẽ có ít kinh phí hơn để trả lương cho những người bảo vệ 'trò chơi cộng đồng'. Chúng tôi cảm thấy như thể đây là một cách khác để tái thuộc địa hóa châu Phi."

Thato Raphaka - Thư ký thường trực Bộ Du lịch và Môi trường Botswana - cho biết, các quốc gia Nam Phi đang vận động hành lang để bãi bỏ đạo luật này.

Botswana - quốc gia tự hào có quần thể voi lớn nhất thế giới với khoảng 130.000 con voi - đã cấm săn bắn giành chiến lợi phẩm vào năm 2014 nhưng đã phải dỡ bỏ hạn chế này 5 năm sau đó, từ áp lực của cộng đồng địa phương.

Nghịch lý: Anh muốn cấm nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn, nhưng các nhà bảo tồn động vật châu Phi lại phản đối - Ảnh 2.

Thợ săn thường mang về nhà các bộ phận của động vật như hộp sọ, da, ngà hoặc móng vuốt… làm chiến lợi phẩm. Ảnh: Alamy

Số lượng động vật hoang dã suy giảm

Theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, số lượng động vật hoang dã ở châu Phi đã giảm 66% kể từ năm 1970.

Tuy nhiên, quỹ này cho biết, khi được quản lý tốt, việc săn bắn giành chiến lợi phẩm đã được chứng minh là một "công cụ bảo tồn hiệu quả".

Brown - một nhà khoa học môi trường - cho biết, các cộng đồng địa phương có ý tưởng tốt hơn nhiều về cách tối ưu để bảo vệ động vật hoang dã so với các nhà lập pháp ngồi cách xa hàng nghìn dặm ở London.

Ông Brown chỉ ra một nghiên cứu năm 2017 xếp hạng nỗ lực của các quốc gia trong việc bảo vệ các loài động vật lớn như tê giác và gấu. Theo đó, Namibia và Botswana đứng đầu danh sách, trong khi Anh được đánh giá "dưới mức trung bình" ở vị trí thứ 123 trong danh sách.

Ở Namibia, hoạt động săn bắn giành chiến lợi phẩm ảnh hưởng đến khoảng 1% tổng số động vật hoang dã mỗi năm, và chủ yếu diễn ra trên đất nông nghiệp tư nhân, không phải trong các công viên quốc gia.

Ông Brown – người ăn chay - cho biết, nếu việc này bị cấm, nông dân địa phương sẽ mất động cơ sống cùng những loài động vật có thể đe dọa cho con người như sư tử, báo gêpa, linh cẩu, voi và cá sấu.

Theo Tổ chức Tê giác Quốc tế, số lượng tê giác ở Namibia đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2005 bất chấp mối đe dọa liên tục từ những kẻ săn trộm.

Theo một báo cáo năm 2021 của nhóm bảo vệ quyền động vật Humane Society International, hầu hết các thợ săn ở Nam Phi đến từ Mỹ, còn Vương quốc Anh thậm chí không xuất hiện trong top 10 của danh sách.

Nhưng ông Brown lo ngại rằng, nếu đạo luật của Anh được thông qua, có thể các quốc gia khác sẽ làm theo. Ông Brown nói: "Mọi người nghĩ rằng họ đang làm điều đúng đắn để bảo tồn động vật, nhưng thực sự là họ rđang phá hoại nó."

Hữu Hiển

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link