Nghịch lý về ni-lông

07/08/2019 07:06 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Nằm trong chuỗi sự kiện vừa diễn ra của “Tuần lễ thể nghiệm: Tái khám phá Sài Gòn” do TOONG tổ chức, nghệ sĩ Ưu Đàm có một sắp đặt nghệ thuật thổi khí tên là Thở tại TOONG Vista Verde (Q.2, TP.HCM). Sắp đặt này nói đến nghịch lý về khí thải và bao ni-lông (nylon), tiện ích và nguy cơ của chúng với cuộc sống, được trưng bày dài lâu tại không gian này.

Dùng túi nylon - rẻ mà đắt

Dùng túi nylon - rẻ mà đắt

Sáng 9/6, tại không gian Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức phát động phong trào chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc.

Tác phẩm trải khắp 2 tầng cầu thang, nơi khách vào ra có thể sờ tay được. Hai quầy tiếp tân dài 4m của không gian còn sắp đặt các bộ phận của xe máy, đặc biệt là các ống khói xe. Các ống dẫn khí chạy trên trần nhà, thải vào 880 bịch ni-lông nhiều màu sắc, trông rất đẹp đẽ, mà nguy hiểm…

Tác phẩm này mang ý niệm rằng mọi vật đều thở, con người, máy móc, tòa nhà, máy bay, tàu thủy, bao ni-lông, ống khói xe… đều thở. Chính thở đã biến một cái vô hình thành hữu hình.

Chia sẻ về tác phẩm, Ưu Đàm nói rằng: “Tôi chọn thế lưỡng phân, nghĩa là vẫn nhìn thấy sự tiện ích, sự đẹp đẽ của chúng, nhưng cũng thấy rõ sự ô nhiễm và các nguy cơ chết người của chúng. Không có chúng, chắc xã hội công nghiệp khó thành hình như ngày nay. Lúc chúng mới xuất hiện, đại đa số đã ca ngợi hết lời, ngày nay lại trở thành đại nạn. Chúng có thể là ví dụ điển hình cho sự đa diện, thịnh suy, lẽ vô thường của đời sống”.

Người đầu tiên nghĩ ra bao ni-lông có lẽ là nhà hóa học Alexander Parkes (1813-1890) người Anh, cách đây đã 150 năm. Thế nhưng bao ni-lông được đưa vào sản xuất là do Wallace Carothers của nhà DuPont, loạt đầu tiên ra ngày 28/2/1935. Chỉ vài năm sau đó bao ni-lông đã phổ biến tại rất nhiều nước, được ca ngợi như là một phát minh vĩ đại, một tiện ích siêu việt, thậm chí thay đổi cả văn hóa, thẩm mỹ.

Chú thích ảnh
Ưu Đàm đang thuyết trình về tác phẩm “Thở”

Nhìn lại hơn 80 năm bao ni-lông đi vào đời sống, gần nửa đoạn đường đầu, chúng được ca ngợi, sau đó bị e dè, rồi bị lên án. Ngày nay có hơn 40 quốc gia ra luật cấm sử dụng bao ni-lông, nhưng với đa số các nước và vùng lãnh thổ, bao ni-lông vẫn đang là vật dụng chưa có vật, giải pháp thay thế hữu hiệu. Việt Nam mỗi ngày sử dụng hơn 2.500 tấn rác thải nhựa, trong đó có bao ni-lông, chia bình quân, mỗi gia đình sử dụng khoảng 10 bao.

Với khí thải nói chung thì còn đa dạng và phức tạp hơn gấp bội. Hình ảnh “ống khói nhà máy” trước đây không chỉ là biểu hiện của nền công nghiệp, mà còn là dấu chỉ để nhận ra sự tiến bộ, văn minh. Nhưng hệ lụy của chúng thì ngày một rõ ràng, có thể đưa nền văn minh công nghiệp đó đến chỗ diệt vong.

Nhìn lại lịch sử của bao ni-lông, ta thấy rất rõ rằng, mọi thứ đều có tính chất hai mặt. Và ni-lông - chất liệu từng được coi là tuyệt vời này đã trở nên đáng sợ như thế nào không chỉ vì đặc tính khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường của nó, mà còn vì sự lạm dụng của con người.

Chính vì vậy, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa và túi ni-lông, hạn chế sự lạm dụng nó là điều cực kỳ quan trọng.

Việt Nam đã phát động phong trào chống rác thải nhựa trên toàn quốc, kêu gọi cộng đồng tích cực tham gia phân loại, thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi ni-lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khu du lịch, dịch vụ, khách sạn… không sử dụng túi ni-lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; khuyến khích người mua sắm tự mang bao bì, túi đựng sử dụng nhiều lần, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở các đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Vô Ưu

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link