Nghiên cứu chứng minh tác hại khôn lường của việc kê kháng sinh liều cao

13/05/2021 18:38 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Việc sử dụng kháng sinh liều cao hơn để giải quyết vấn đề kháng thuốc, vốn đang ngày càng phổ biến, cuối cùng sẽ khiến một số loại vi khuẩn biến đổi để thích nghi tốt hơn. Kết quả nghiên cứu mới công bố ngày 12/5 cho thấy cái nhìn rõ hơn về nguy cơ chưa được lường trước này.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV: WHO khẳng định kháng sinh không có tác dụng phòng chống virus

Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV: WHO khẳng định kháng sinh không có tác dụng phòng chống virus

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố thông tin và khuyến nghị đối với cộng đồng trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) đang lây lan mạnh tại Trung Quốc, đặc biệt là thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Liên hợp quốc coi tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất ở quy mô toàn cầu và dự báo đến năm 2050, tình trạng này có thể dẫn tới 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Một số nghiên cứu thực hiện trong những năm gần đây đã cảnh báo về các nguy cơ từ việc kê quá liều kháng sinh và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Chú thích ảnh
Ảnh  minh  hoạ

Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính hơn 30% số đơn thuốc có kê kháng sinh dù không cần thiết. Trước đây từng có nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng kháng sinh với các liều lượng cao hơn có thể làm chậm tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại chưa đánh giá tác động của việc sử dụng kháng sinh với những liều lượng cao hơn tới sức khỏe tổng thể của vi sinh vật.

Để có câu trả lời cho vấn đề này, một đội ngũ các nhà nghiên cứu Anh và châu Âu đã tiến hành đánh giá phản ứng của một nhóm vi khuẩn E. coli với 3 dòng kháng sinh phổ biến, sử dụng ở các liều lượng khác nhau. Kết quả cho thấy việc dùng kháng sinh với liều lượng cao hơn làm giảm tốc độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn bản gốc. Tuy nhiên, mặt khác, việc làm này cũng khiến tốc độ sao chép của vi khuẩn gia tăng hay nói cách khác là đẩy nhanh tốc độ ra đời một chủng vi khuẩn mới có khả năng thích ứng cao hơn.

Theo các tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Royal Society Biology Letters, kết quả trên cho thấy việc tăng liều lượng kháng sinh có thể là "con dao 2 lưỡi" vì cuối cùng lại sinh ra một chủng vi khuẩn mới có khả năng kháng thuốc cao hơn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng cần đánh giá cả nguy cơ vi khuẩn biến đổi để thích nghi khi xem xét vấn đề kê liều lượng kháng sinh phù hợp.

Chú thích ảnh
Ảnh  minh  hoạ

Tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia Mato Lagator, từ Trường Khoa học vi sinh thuộc Đại học Manchester (Anh), cho rằng khi phát triển các loại thuốc mới, các hãng dược thường tập trung vào mục đích chủ yếu là hiệu quả đẩy lui tình trạng nhiễm khuẩn nhưng lại rất ít khi để ý tới khả năng loại vi khuẩn đó sẽ biến đổi để kháng thuốc và khả năng kháng thuốc của chủng vi khuẩn mới.

Chuyên gia này dẫn dự báo rằng đến năm 2050, các loại vi khuẩn kháng thuốc sẽ gây ra nhiều ca tử vong trên toàn cầu hơn cả bệnh ung thư, qua đó kêu gọi tiến hành thêm các nghiên cứu về tác động dài hạn của việc kê kháng sinh liều cao, đặc biệt là đối với việc tạo ra các thế hệ vi khuẩn mới. Từ quan điểm cá nhân, chuyên gia Lagator khẳng định việc tăng liều lượng kháng sinh để nhanh khỏi bệnh mà không nghĩ tới hậu quả lâu dài sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy.

    Lê Ánh - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link