Nghiên cứu mới về thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trên da người

18/10/2020 15:22 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa công bố kết quả nghiên cứu, theo đó virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể tồn tại trên da người trong 9 giờ đồng hồ, lâu gấp 5 lần so với virus cúm. Kết quả nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases số tháng 10.

Dịch COVID-19 sáng 18/10: Hai ngoại trưởng của Áo và Bỉ có kết quả xét nghiệm dương tính 

Dịch COVID-19 sáng 18/10: Hai ngoại trưởng của Áo và Bỉ có kết quả xét nghiệm dương tính 

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 9h00 sáng 18/10, trên thế giới có tổng cộng 39.945.224 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 1.114.578 ca tử vong. Số ca bình phục là 29.884.463 ca.

Trên cơ sở nghiên cứu so sánh với thời gian virus cúm tồn tại trên da người trong khoảng 1,8 giờ, nhóm nhà khoa học cho biết sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 lâu hơn so với virus cúm A dẫn đến nguy cơ lây lan dịch COVID-19 cao hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy việc rửa tay thường xuyên và đúng cách có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bởi cả virus SARS-CoV-2 và virus cúm đều bất hoạt trong 15 giây dưới tác dụng của ethanol – chất được sử dụng trong dung dịch sát khuẩn tay.

Theo đó, nghiên cứu ủng hộ những hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biện pháp rửa tay kỹ và thường xuyên để hạn chế virus lây lan.

Để nghiên cứu thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trên da người, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra mẫu da thu thập khoảng 1 giờ sau khi bệnh nhân tử vong. Đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 39,9 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,1 triệu ca tử vong, kể từ khi dịch bùng phát tại Trung Quốc cuối năm ngoái. 

Cũng liên quan tới virus SARS-CoV-2, ngày 17/10, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cảnh báo con người có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 nếu tiếp xúc với virus còn sống trên bao bì thực phẩm đông lạnh.

Chú thích ảnh
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19

Kết luận trên được đưa ra sau khi CDC Trung Quốc phát hiện và phân lập virus SARS-CoV-2 sống trên bao bì cá tuyết đông lạnh. Phát hiện của CDC là phát hiện đầu tiên trên thế giới cho thấy virus có thể lây lan đến khoảng cách xa qua con đường hàng hóa đông lạnh. 

CDC khẳng định chưa có trường hợp người tiêu dùng nhiễm virus SARS-CoV-2 khi tiếp xúc với thực phẩm đông lạnh và nguy cơ xảy ra điều này là rất thấp. Tuy nhiên, CDC khuyến cáo công nhân xử lý, chế biến và bán các sản phẩm đông lạnh nên tránh để da tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm có thể đã nhiễm virus. Các công nhân cũng không nên chạm tay vào miệng hoặc mũi trước khi cởi quần áo làm việc đã nhiễm bẩn, mà nên rửa tay và được xét nghiệm thường xuyên.

Trước phát hiện mới nhất của CDC, dấu vết di truyền của virus SARS-CoV-2 đã từng được tìm thấy trong một số mẫu thực phẩm đông lạnh hoặc bao bì thực phẩm ở Trung Quốc, nhưng số lượng virus thấp và không có virus sống được phân lập. 

Hiện giới chức y tế Trung Quốc đang nỗ lực truy tìm nguồn lây nhiễm trong đợt bùng phát  tại thành phố Thanh Đảo (Qingdao) vài tuần trước. Hai công nhân bến tàu ở thành phố Thanh Đảo ban đầu được chẩn đoán là mắc COVID-19 không có triệu chứng. Sau đó, họ đã mang virus đến một bệnh viện phổi trong thời gian cách ly do không được khử trùng đầy đủ, dẫn đến 12 ca lây nhiễm trong bệnh viện.

Tuy nhiên, theo Giáo sư nghiên cứu về virus tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) - ông Jin Dong Yan, tuyên bố mới nhất của CDC chưa cho thấy bằng chứng chắc chắn là 2 công nhân ở Thanh Đảo đã trực tiếp nhiễm virus từ bao bì, chứ không phải từ nơi khác rồi mới lây cho số hàng hóa mà họ xử lý.

    Nguyễn Hằng - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link