Người dùng cho 1 thứ ở nhà tắm vào máy rửa bát khiến bác sĩ thốt lên: Cả nhà mang bệnh mất!

18/03/2023 15:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Người dùng cho 1 thứ ở nhà tắm vào máy rửa bát khiến bác sĩ thốt lên: Cả nhà mang bệnh mất!

Hóa ra không phải thứ gì cũng có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch đâu nhé mọi người.

Máy rửa bát làm sạch đồ dùng bằng cách nào?

Nhiều người đã thắc mắc nguyên lý hoạt động của máy rửa bát là như thế nào? Thực ra, nguyên lý hoạt động của máy rửa bát là sử dụng lực phun xoáy mạnh của nước lạnh hoặc nước nóng. Hỗn hợp nước sạch và chất tẩy rửa tự động phun nước thông qua hệ thống phun áp lực cao để làm sạch vết bẩn dính trên vật dụng.

Người dùng cho 1 thứ ở nhà tắm vào máy rửa bát khiến bác sĩ thốt lên: Cả nhà mang bệnh mất! - Ảnh 1.

Máy rửa bát làm sạch bằng cơ chế phun nước áp lực cao. (Ảnh minh họa)

Trong khi đó các giàn rửa bên trong xoay để thay đổi vị trí của đồ cùng nhằm tăng khả năng tiếp xúc. Điều này khác hoàn toàn so với việc chúng ta rửa bằng tay thông thường, tức là phải dùng sức để rửa sạch hoàn toàn dầu mỡ bám trên chén đĩa.

Tiếp đó, máy rửa bát sẽ hấp khô dụng cụ bếp của bạn bằng cách tạo luồng khí nóng để làm khô bát đĩa hiệu quả. Thời gian một quy trình rửa khoảng 25 - 35 phút. Lượng điện năng tiêu thụ khoảng 1 - 3 kWh và lượng nước tiêu thụ khoảng 20 - 30 lít để hoàn thành chu trình. Qua nguyên lý hoạt động máy trên có thể thấy, công việc rửa chén bát không tốn điện và nước như chúng ta vẫn nghĩ.

Người dùng cho 1 thứ ở nhà tắm vào máy rửa bát khiến bác sĩ thốt lên: Cả nhà mang bệnh mất! - Ảnh 2.

Thớt gỗ mà cho vào máy rửa bát thì sẽ nhanh bị cong vênh, nứt vỡ. (Ảnh minh họa)

Ngoài bát, chén, đĩa bằng sứ và bằng nhựa, bạn có thể dùng máy rửa bát để làm sạch các vật dụng khác trong nhà như các loại đồ chơi nhựa của trẻ em, dép nhựa cứng, dép xỏ ngón, dụng cụ làm vườn bằng nhựa và kim loại.

Tuy nhiên, cần tránh không cho vào máy rửa bát những vật dụng bằng gỗ như đũa, muỗng gỗ, thớt gỗ... vì có thể bị cong vênh, nứt vỡ và hư hỏng. Các vật dụng này nên rửa và vệ sinh bằng tay để bảo quản chúng được lâu hơn và duy trì được vẻ đẹp, chức năng của chúng.

Người đàn ông cho 1 thứ vào máy rửa bát khiến dân tình kinh hãi

Thế nhưng, có phải vật dụng nào bằng nhựa cũng có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch không? Mới đây, TikToker tên là Alison Koroly đã khiến dân tình được một phen kinh hãi sau khi chia sẻ một đoạn clip trên nền tảng này. Theo đó, một người đàn ông được cho là chồng của cô đã tháo nắp bồn cầu ở nhà vệ sinh của họ rồi cho vào máy rửa bát để làm sạch nhanh.

Đoạn clip chỉ dài vỏn vẹn có 12 giây nhưng đã khiến cõi mạng "dậy sóng", thu về tới 2 triệu lượt xem chỉ trong có 3 ngày với vô số các bình luận hoang mang như: "Cứ để nắp bồn cầu cạnh các bát đĩa thế kia à?", hay "Tôi sẽ không bao giờ mua máy rửa bát đã qua sử dụng", hoặc "Đừng có cho chung vào cùng với bát đĩa bên trong chứ, ôi Chúa ơi".

Làm sạch nắp bồn cầu bằng máy rửa bát - đoạn clip khiến các cư dân mạng kinh hãi.

Trước những ý kiến trái chiều, Alison đã phải đính chính trên tờ New York Post: "Mục đích của chúng tôi là tạo ra những nội dung giải trí và nhẹ nhàng giúp mọi người vui vẻ mà thôi".

Việc làm sạch nắp bồn cầu thì không sai, vì nó sẽ giúp cho bồn cầu được vệ sinh một cách toàn diện, vì có những vị trí ở góc khuất nơi vi khuẩn và các vết ố vàng không dễ dàng được làm sạch.

Tuy nhiên, liệu cho nắp bồn cầu vào máy rửa bát để làm sạch nhờ sức nóng của nước, chất tẩy rửa và áp lực của nước thì có đúng hay không? Bên cạnh đa số người dùng mạng cho rằng đây đúng là cách làm sạch kinh dị nhất mà họ từng biết, thì một số netizen cho biết chỉ cần không để chung chén bát với nắp bồn cầu trong cùng 1 mẻ rửa là được, vì với sức nóng của nước cùng các chất tẩy rửa thì vi khuẩn trên nắp bồn cầu đã bị tiêu diệt rồi.

Vậy các chuyên gia có ý kiến sao về vấn đề này? Tiến sĩ, bác sĩ Brian Mangum, giáo sư chuyên ngành Dược và Dịch tễ học của Đại học Khoa học Y tế Antigua đã khuyến cáo mọi người không nên dùng máy rửa bát để vệ sinh nắp bồn cầu vì có thể khiến cả nhà mang bệnh.

"Vấn đề lớn là những gì xảy ra sau khi bạn bỏ nắp bồn cầu khỏi máy rửa bát. Hãy nghĩ đến việc nắp bồn cầu của bạn chứa đầy vi khuẩn, và giờ bạn có thể đã khiến cho chúng lây lan sang các khoang của máy rửa bát, nơi bạn sẽ rửa những chiếc đĩa đựng pizza của con bạn. Bạn sẽ ăn pizza từ nắp bồn cầu, dù nó đã được làm sạch không? Có lẽ là không. Có lẽ tốt hơn bạn nên dùng chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn trên nắp bồn cầu thay vì cho vào máy rửa bát", tiến sĩ Brian Mangum cho biết.

Theo kinh nghiệm của Kacie – chủ 1 công ty dọn dẹp vệ sinh ở Melbourne, Australia, để làm sạch nắp bồn cầu hiệu quả, tốt nhất bạn hãy ngâm nó vào 1 cái xô nước nóng có pha chất tẩy rửa để những vết bẩn được loại bỏ 1 cách hoàn toàn.

 

Thanh Hương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link