Nguyễn Xuân Huy: Hành trình từ nghệ sĩ thành nghệ nhân và câu chuyện của cây đàn violon sứ

08/08/2023 12:22 GMT+7 | Văn hoá

Để có thể vẽ được hành trình rực rỡ cùng cây đàn violon, nghệ sĩ Xuân Huy đã phải hy sinh rất nhiều, nhưng chưa bao giờ anh hối hận vì những hy sinh ấy đều đã được đền đáp xứng đáng.

Hơn nửa thập kỷ tìm kiếm cây đàn độc

Trong gần 10 năm kiên trì với đam mê chế tác violin sứ, nghệ sĩ Xuân Huy chỉ hoàn thành được 4 cây đàn và hiện anh lưu giữ chiếc violin sứ đầu tiên mình làm thành công tại phòng trưng bày của gia đình. Ba cây khác, một cây thuộc quyền sở hữu của Nhật hoàng (đang được trưng bày tại Hoàng cung Tokyo), 2 cây còn lại được các nhà tài phiệt sưu tầm.

Xuân Huy chia sẻ, anh giữ lại chiếc violin sứ đầu tiên mình chế tác bởi nó như "tài sản vô giá". Anh bắt tay vào chế tác cây đàn này từ năm 2017 và mất 6 năm (năm 2021) mới hoàn thiện. Cây đàn được chế tác theo lối giả cổ kết hợp sơn mài cùng những hoa văn cổ điển châu Âu.… và hoàn toàn có thể chơi nhạc với âm thanh chuẩn.

Nguyễn Xuân Huy: Hành trình từ nghệ sĩ thành nghệ nhân và câu chuyện của cây đàn violon sứ - Ảnh 1.

Chiếc violin sứ đầu tiên được Xuân Huy chế tác thành công đang được anh trưng bày tại nhà. Ba cây violin sứ khác đều đã tìm được chủ nhân xứng đáng

Ðàn nặng hơn 825gr tính cả phụ kiện bằng gỗ, tức chỉ gấp đôi đàn gỗ. Ðây là trọng lượng gần như không tưởng đối với sứ khi đạt tới kích thước chuẩn của violin 4/4. Chất lượng âm thanh của violin sứ dường như tốt hơn một số loại vật liệu thay thế khác như sợi carbon hay thủy tinh. Do chất liệu sứ khi đạt độ mỏng thích hợp sẽ cho tiếng ngân thanh, vang nhưng vẫn có độ trầm lý tưởng để làm nhạc cụ.

Khi được hỏi "định giá" cho violin sứ đầu tiên do mình chế tác, nghệ nhân Xuân Huy lắc đầu từ chối bởi "mọi sự so sánh là khập khiễng. Tôi không nói đàn của mình trị giá rất nhiều triệu USD bởi nó độc bản nhưng thực sự là không có giá", anh nói.

Nguyễn Xuân Huy: Hành trình từ nghệ sĩ thành nghệ nhân và câu chuyện của cây đàn violon sứ - Ảnh 2.

Mặt sau của đàn khắc tên nghệ sĩ Xuân Huy và năm anh chế tác 2017

Không chỉ là một nghệ sĩ violin hàng đầu, anh còn nổi tiếng chế tác violin gỗ. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm violin sứ, Xuân Huy mất rất nhiều năm dày công nghiên cứu. Đầu tiên anh phải làm đàn sứ bằng gỗ có kích thước to hơn đàn sứ theo một tỷ lệ chính xác để sau khi đổ khuôn thạch cao, nung ở nhiệt độ nhất định, đàn sẽ "ngót" về đúng tỷ lệ. Ở bên trong cây đàn là một "ma trận" về kỹ thuật mà anh phải xử lý trong nhiều năm để đàn có thể chơi được. "Nói đơn giản, công việc của tôi giống như cho vào lò cái một xe máy nhưng rút ra được cái máy bay", anh thổ lộ.

Mỗi lần nung, anh tính toán sắp xếp sao cho phôi đàn được hưởng nhiệt đồng đều nhất, nhưng khi ra lò chúng vẫn rất khác nhau về tiếng. Chỉ cây nào đạt 95-97% so với chuẩn mới được anh giữ lại, đảm bảo tính độc bản. Tự tay anh trang trí cho từng cây.

Nguyễn Xuân Huy: Hành trình từ nghệ sĩ thành nghệ nhân và câu chuyện của cây đàn violon sứ - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Xuân Huy và phần bộ sưu tập các cây đàn sứ anh chế tác từ năm 2014 đến 2021. Nhiều đàn violin sứ khi bị lỗi hoặc chưa hoàn thiện, anh đều giữ lại và biến nó thành tác phẩm nghệ thuật trưng bày

Để theo đuổi giấc mơ làm đàn sứ, Xuân Huy thú nhận, anh phải hy sinh rất nhiều. Đó là tiền bạc, thời gian, tình cảm… và rất nhiều điều khác trong cuộc sống, thậm chí em gái Khánh Thi còn bảo anh trai "khùng" vì đam mê "không tưởng". Anh từng "cày tung" các làng gốm nổi tiếng của miền Bắc như Bát Tràng, Hải Dương… nhưng đều nhận được cái lắc đầu từ các nghệ nhân cao thủ nhất về sứ.

"Có người để lại nhà, kim cương, có người để lại gia phả. Tôi không có tất cả những thứ đó và nghĩ rằng mình là người biết chơi đàn, biết làm đàn không tồi và làm bằng chất liệu sứ cũng hay bởi nó hội tụ đủ 'ngũ hành' (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ). Khi mày mò tìm hiểu, nhiều người bảo tôi 'không làm được đâu, khó đấy'. Tôi bắt đầu kết hợp nhiều nghệ nhân, lò, xưởng... và tạo ra khuôn mẫu cho đàn. Nhiều khi tôi ngửa mặt lên trời than: 'Sao khó thế', dù đã được cảnh báo nhưng mình vẫn theo. Và sau nhiều năm bền bỉ, cần mẫn, tôi đã chế tác thành công", anh tâm sự.

Hiện tại, ngoài chiếc violin sứ thành công đầu tiên, trong ngôi nhà của nghệ nhân Xuân Huy còn trưng bày rất nhiều mẫu violin sứ anh chế tác trong quá trình nghiên cứu. Mỗi cây đàn lại gắn với một giai đoạn nghiên cứu. Có chiếc anh chưa ưng về khuôn, có chiếc lại chưa đạt được độ mỏng… anh đều giữ lại, tự tay trang trí để chúng trở thành tác phẩm tranh sứ như một cách kể về hành trình làm nên cây đàn sứ đặc biệt.

Nguyễn Xuân Huy: Hành trình từ nghệ sĩ thành nghệ nhân và câu chuyện của cây đàn violon sứ - Ảnh 4.

Bên cạnh là một nghệ sĩ chơi violon, một nghệ nhân tạo nên cây đàn violon sứ, khán giả còn biết đến Xuân Huy ở vai trò thành viên của chương trình "Siêu trí tuệ Việt Nam" và người khởi xướng chơi nhạc giao hưởng trên đường phố với chương trình dài hơi Luala concert (2011)

Những dấu ấn không thể phai mờ

Giờ đây, người ta nhắc đến Xuân Huy với danh xưng nghệ sĩ-nghệ nhân, bởi anh đã có một hành trình dài gắn liền với violon. Ở hành trình ấy, Xuân Huy đã trải qua biết bao thăng trầm, bao khó nhọc nhưng cùng với đó là những dấu ấn chẳng thể phai mờ.

Trong giai đoạn những năm 1980 – 1990, Nguyễn Xuân Huy là niềm tự hào của nên nghệ thuật nước nhà. Thời điểm ấy, người ta nhắc đến anh với rất nhiều mỹ từ như người Việt Nam trẻ nhất của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, người Việt Nam chơi lâu nhất trong dàn nhạc thế kỷ của cố công nương Diana, là người đi biểu diễn ở các quốc gia nhiều nhất,… và rất nhiều kỹ từ khác được dành tặng cho người nghệ sĩ này.

Sau này, Nguyễn Xuân Huy chọn lối sống khép mình, một số tài năng trẻ đã xuất hiện nhưng cái tên của anh vẫn được người ta nhắc đến như một niềm tự hào của violon Việt Nam.

Nguyễn Xuân Huy trở thành một hiện tượng trong giới nghệ thuật ở cái tuổi còn rất trẻ cũng là điều dễ hiểu, bởi ngay từ nhỏ anh đã được sống trong những giai điệu. Bố anh là nghệ sỹ Nguyễn Bảo Đoàn, ông tốt nghiệp chuyên ngành violon ở nhạc viện Thượng Hải. Mẹ anh, bà Phạm Thị Đông là nghệ sỹ thanh nhạc danh tiếng một thời.

Nguyễn Xuân Huy: Hành trình từ nghệ sĩ thành nghệ nhân và câu chuyện của cây đàn violon sứ - Ảnh 5.

Ðàn violin bằng sứ được Nguyễn Xuân Huy đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam tháng 1/2018

Ngay từ năm lên 8 tuổi, Xuân Huy đã được làm quen với chiếc đàn violon và chỉ sau một năm luyện tập, anh đã vào khoa Trung cấp Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sau đó 4 năm, anh sang Venhepsky (Ba Lan) dự thi "Tài năng vĩ cầm trẻ" và đứng thứ 16 trong số hơn 300 thí sinh dự thi. Ngoài ra, nghệ sĩ Xuân Huy còn là thí sinh ngoài top 15 đoạt giải phụ khi chơi tiền cổ điển (Teleman) hay nhất. Với dấu ấn ở tuổi 13, Xuân Huy đã nhận được sự chú ý đặc biệt của giới violon Việt Nam.

Sau đó, ở tuổi 16, Nguyễn Xuân Huy đỗ thủ khoa khoa Violinist của Nhạc viện Hà Nội và nhận được một suất học bổng của Trường Trung cấp âm nhạc Gnesiny Liên Xô nhưng được đặc cách học âm nhạc trình độ đại học.

Một điều đặc biệt khác không thể không nhắc đến khi nói về Nguyễn Xuân Huy chính là dấu ấn mang tên Century. Ở tuổi 18, anh được giáo sư của trường giới thiệu thi vào dàn nhạc giao hưởng Century và bằng tài năng Xuân Huy đã vượt qua hàng trăm thí sinh để có mặt trong Top 15 người được góp mặt trong dàn nhạc giao hưởng Century do Công nương Diana tài trợ. Từ đó, ngoài thời gian học tập ở trường, anh được cùng giàn nhạc đi biểu diễn khắp các châu lục.

Tuy nhiên, vì những biến cố khách quan mà Xuân Huy trở lại Việt Nam sau 10 năm xa quê. Sau quãng thời gian ngắn làm việc tại Nhà hát Vũ kịch Việt Nam và Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia, anh đã chọn cho mình lối đi riêng đó là làm những cây đàn violon.

Nguyễn Xuân Huy: Hành trình từ nghệ sĩ thành nghệ nhân và câu chuyện của cây đàn violon sứ - Ảnh 6.

Khi chơi đàn, nghệ sĩ Nguyễn Xuân Huy đòi hỏi khắt khe cho bản thân

Nhiều người nói chuyện "đẽo đàn" của Nguyễn Xuân Huy như giai thoại nhưng với anh nó "cũng bình thường như muôn ngàn công việc khác". Điều khác có lẽ là do anh gắn bó với đàn quá lâu nên khi làm đàn cũng có những khác biệt. Khi còn ở nước ngoài, mỗi khi đi biểu diễn, anh thường tranh thủ tới các xưởng chế tác đàn violon để quan sát và sau đó làm theo. Anh nói mình "bình thường" nhưng cách làm đàn của Xuân Huy không hề "bình thường", anh làm đàn bằng dao và cũng chỉnh sửa đàn bằng dao. Khi một số một số nghệ sĩ mang đàn nhờ anh sửa lỗi, Xuân Huy không "mổ đàn" để sửa như bình thương mà nghe tiếng đàn để tìm cái sai, hiểu nó sai chỗ nào và chỉnh đúng chỗ sai. Để làm được như vậy, người sửa phải thật sự am hiểu về đàn, cần sự khéo léo của đôi tay, đặc biệt là cảm nhận âm chuẩn của tiếng đàn và Nguyễn Xuân Huy có đủ những yếu tố ấy.

Khi chơi đàn, Nguyễn Xuân Huy đòi hỏi khắt khe cho bản thân thế nào thì lúc làm đàn cũng anh khắt khe như vậy. Thế nên, anh quyết định nâng tầm "đẽo đàn" của mình bằng việc cho ra đời những cây đàn sứ. Đàn sứ! Nhiều người có lẽ ngạc nhiên và cho rằng đó là một ý tưởng điên rồ nhưng Nguyễn Xuân Huy thực sự đã làm nó và lập kỷ lục Guinness Việt Nam với cây đàn đặc biệt này.

Chiếc violin sứ đầu tiên được nghệ nhân Xuân Huy đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam và một số nước khác trên thế giới. Ðàn nặng khoảng 800gr tính cả phụ kiện bằng gỗ, tức chỉ gấp đôi đàn gỗ. Năm 2019, anh được trao bằng xác lập kỷ lục "Người chế tác và biểu diễn đàn violin bằng sứ đầu tiên tại Việt Nam". "Đây là tác phẩm độc bản không chỉ của Việt Nam mà cả quốc tế bởi cho đến hiện tại, chưa một ai có thể làm được violin sứ. Với việc đã đăng ký bản quyền quốc tế từ năm 2018, rất khó để một nghệ nhân nào khác giành được quyền chế tác đàn sứ của tôi", anh khẳng định.

Tuyết Lê. Ảnh: NVCC

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link