19/12/2010 07:50 GMT+7 | Văn hoá
Sở dĩ anh chọn thôn Suối Rè là nơi thể hiện ý tưởng sáng tạo này là bởi vì người dân nơi đây quanh năm bán sức lao động ra thị trấn, ra Hà Nội. Bộ phận ở lại thì “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Cuộc mưu sinh làm họ không còn sức lực, thời gian quan tâm tới học hành, tới sự phát triển văn hóa tinh thần của con cái cũng như chính họ. Hơn nữa, anh cũng nhận thấy tại các thôn bản vùng núi, trung du nói chung, những không gian sinh hoạt cộng đồng, những trường lớp mẫu giáo, trạm thông tin, thư viện vẫn là thứ xa xỉ, nếu có thì hết sức tạm bợ, rơi vào hình thức, không bản sắc. Chính vì vậy nhóm anh đã bắt tay vào thiết kế và đầu tư xây dựng ngôi nhà cộng đồng bằng đất, đá, tranh, tre với 2 tầng liên thông. Tầng trên là nhà trẻ, lớp mẫu giáo kết hợp thư viện, hội họp thôn... Tầng trệt ăn vào khoảng lõm triền dốc, tận dụng địa nhiệt, tránh gió mùa đông bắc. Dân làng tụ họp, tổ chức làm nghề phụ, nhất là trẻ con, người già có thể sinh hoạt ở tầng trệt trong những ngày giá rét hay nắng gắt...
Từ bao đời, người Kinh và người Mường chung sống hòa thuận trên mảnh đất giao thoa văn hóa. Do vậy, hình thái công trình vừa kế thừa cấu trúc nhà năm gian Bắc bộ, vừa thấp thoáng nếp nhà sàn Mường. Trong bối cảnh các công trình “nhà văn hóa” với mái bằng vuông vức mọc lên khắp các thôn xóm miền xuôi miền ngược, thì ngôi nhà cộng đồng gắn với cỏ cây, nương theo đất đai, thuận theo sinh hoạt của người dân địa phương này có thể xem là một hướng đi tốt để nhân rộng ra các vùng nông thôn đồi núi phía Bắc.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất