20/06/2013 17:00 GMT+7 | Thế giới
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội cho biết thêm, việc gần đây có một số hộ trong khu làng cổ ký đơn xin trả lại danh hiệu di tích cũng một phần có lỗi từ các cơ quan chức năng chưa sâu sát và chưa kịp thời giải thích, tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu được các quy trình quy hoạch. Việc lập quy hoạch được thành phố làm từ lâu chứ không đợi đến khi có ý kiến của bà con mới giải quyết.
Tuy nhiên, trước năm 2008 (khi Hà Nội chưa hợp nhất), tỉnh Hà Tây cũng đã lấy ý kiến nhân dân để quy hoạch, sau này Hà Tây sáp nhập với Hà Nội lại phải làm lại cho phù hợp với quy hoạch chung. Vì vậy, bản quy hoạch lần này phải tôn trong bản quy hoạch cũ, nhưng đã mất thêm nhiều thời gian để tiếp tục lấy ý kiến nhân dân cho phù hợp với tình hình phát triển hiện tại.
Bên cạnh đó, điều kiện khách quan cũng phần nào tác động tới sự chậm trễ như: Thành phố dồn sức cho việc mở rộng địa giới hành chính, Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, thiên tai địch họa và còn phải cân đối đầu tư, bảo tồn một lượng di tích lớn với con số hơn 5.000 trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh: Thời gian qua Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cũng như các cấp chính quyền Hà Nội đã ban hành hàng chục văn bản, quyết định và mở nhiều cuộc hội nghị, hội thảo để các nhà nghiên cứu, khoa học đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, tới đây trước khi phê duyệt quy hoạch làng cổ Đường Lâm, cần tiếp tục dân chủ, trưng cầu lấy ý kiến nhân dân thêm lần cuối.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội chỉ đạo: Khi thực hiện quy hoạch các đơn vị cần lưu ý tới tính thực tế cuộc sống, tránh làm trên giấy tờ, chẳng hạn như những ngôi nhà cổ cần giữ gìn, bảo vệ để thu hút du lịch, nhưng cũng cần tạo điều kiện cho những người dân có điều kiện xây nhà ở đàng hoàng, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ thì từ đó họ mới quan tâm bảo vệ di tích. Tới đây cần tính đến phương án xây những khu dân cư hiện đại đặt cạnh ngôi làng cổ, vừa có sự so sánh “Kim – Cổ”, vừa làm dịch vụ thu hút du lịch thì mới phù hợp xu hướng phát triển.
Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, tới đây Hà Nội cần quan tâm và ưu tiên đặc biệt cho công tác giãn dân, bên cạnh việc làm kịp thời thì cần có những cơ chế chính sách hợp lý.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, bản quy hoạch lần này có nhiều điểm mới so với quy hoạch cũ, trong đó sẽ cho phép người dân xây nhà ở tầng cao phù hợp với từng vùng bảo vệ và chú trọng những công trình công cộng như trường học, trạm y tế, khu vui chơi…
Ông Nguyễn Quang Sơn, Bí thư Thị xã Sơn Tây cho biết: Địa phương vừa thành lập Ban chỉ đạo xây dựng, quản lý làng cổ Đường Lâm với thành phần gồm lãnh đạo thị xã và đại diện xã, thôn, dòng họ. Tới đây, dự kiến những khoản tài chính thu được từ hoạt động du lịch tại Đường Lâm sẽ dành 60% cho các hoạt động xã hội, đào tạo nghề, giáo dục… cho bà con; số còn lại chi trả cho đội ngũ quản lý, phục vụ quản di tích.Bản quy hoạch bảo tồn làng cổ Đường Lâm lần này đánh giá các giá trị, thực trạng và những phương hướng, giải pháp, quy định thực hiện trong tương lai.
Nguyễn Văn Cảnh
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất