18/07/2012 14:08 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - "Cảm hứng mạnh mẽ, cuồn cuộn làm nên tính cách của Chất vấn thói quen (NXB Hội Nhà văn, 2012). Theo một định nghĩa kiểu Mỹ, “Thơ là tiếng kêu khi được 1 triệu đôla và khi đánh mất số tiền đó”. Nghĩa là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt mới là tiếng nói thật sự của thơ".
Tác giả Trần Phò là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà giáo, nguyên giáo viên chuyên văn Trường PTTH Lê Hồng Phong và Lê Quý Đôn, TP.HCM – đã nhận xét như vậy về thơ Phan Hoàng trong bài viết gửi TT&VH:
“Tập thơ 10 năm”
Nhà thơ Phan Hoàng |
Cũng đến nay, Phan Hoàng là tác giả của 4 cuốn sách Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam, Phỏng vấn người Sài Gòn, Phỏng vấn người Hà Nội, Dạ thưa thầy!. Nếu không nhầm, 4 cuốn sách này là kết quả của một Phan Hoàng làm báo.Cầm trên tay “tập thơ 10 năm”, đáng lý tôi rất ngạc nhiên nhưng sự ngạc nhiên ấy đã được giải thích từ trước vì cách đây hơn một năm, tôi có dịp nói với tác giả: “Tôi nghĩ Phan Hoàng chủ yếu và bản chất vẫn là nhà thơ hơn là nhà báo” và nhận được câu trả lời: “Phan Hoàng vẫn làm thơ, hôm nào sẽ đưa anh xem”. Tôi nói thế vì trong thâm tâm và khát vọng của riêng mình, tôi rất thích những nhà thơ đích thực. Hemingway làm báo rất sớm và với tư cách phóng viên, ông đã có mặt ở nhiều chiến trường thời thế chiến. Nhưng ngày nay người ta chỉ biết ông là nhà văn. Tuy vậy, chính kiến thức và tính cách nhà báo đã góp phần một cách quan trọng và hình thành tính cách nhà văn Hemingway. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, có khá nhiều nhà thơ, nhà văn làm báo. Ước ao hoàn toàn có cơ sở hợp lý: chúng ta sẽ có những nhà văn nhà thơ xứng đáng, tầm cỡ trong số đó.
Chất vấn thói quen là hơi thở của cuộc sống, giàu tính hiện thực, dĩ nhiên là hiện thực xuyên qua lăng kính của ý thức sáng tạo. Ngay trong bài đầu tiên - Mẹ gánh ước mơ, ta có thể nhận diện được điều đó:
Mẹ quảy mẹ chạyĐó là tiếng súng và cảnh nhân dân ta chạy giặc thời chống Mỹ. Hình ảnh người mẹ mở đầu tập thơ thật có ý nghĩa sâu xa. Phan Hoàng không đóng khung hình tượng người mẹ trong sân nhà, trên mảnh vườn mà mở rộng không gian hiện thực để người đọc có thể nhận ra một thời gian khó của thời đại:
Bàn chân trần rễ tre toé máuViết về người mẹ rất dễ mà rất khó vì có nhiều hình tượng người mẹ thành công trong thơ Việt Nam. Nhưng phải nói Mẹ gánh ước mơ là một bài thơ hay, không dễ trộn lẫn, hình tượng người mẹ rất thật, động đạt, có hồn, tràn đầy sức sống.
3 ngày 3 bài thơ về Cần Giờ
Có thể nói hiện thực cuộc sống là nỗi ám ảnh trong thơ Phan Hoàng. Phải chăng điều kiện nhà báo đã làm cho thơ anh giàu có hơn. Ta đọc thấy ba bài thơ viết về Cần Giờ đặt liên tiếp nhau như một sự bủa vây, không thể không nói, không thể không viết, không thể không làm thơ:
Lãnh hải ập trận cuồng phongTrong ba ngày liên tiếp, Phan Hoàng có ba bài thơ về Cần Giờ đầy ấn tượng mà Cần Giờ ngơ ngác là một bất ngờ đối với tôi. Tôi nghĩ chỉ có tắm mình trong hiện thực cuộc sống, thở hơi thở cuộc sống, nhà thơ mới có tứ thơ vượt lên chính mình: “Chúng ta khác gì những con khỉ?/ Chúng ta khác gì những con sấu?/ Chúng ta khác gì những con muỗi?”.
Còn trong bài Cần Giờ lặng im, hiện thực cuộc sống lắng đọng thành nỗi đau:
"Cơn bão ký tự mới" của Phan Hoàng
Có lẽ nhờ cảm xúc ấy và ý thức sáng tạo mạnh mẽ, Phan Hoàng thoát khỏi sự lúng túng trong hình thức thơ. Trên một số báo hiện nay, có hiện tượng thơ lục bát bị ngắt dòng theo kiểu phi lục bát để có hình thức thơ tự do. Đó là dấu hiệu lúng túng về hình thức của người làm thơ. Nhưng điều nguy hiểm hơn là vô tình chúng ta phá vỡ kết cấu mỹ học của thể thơ thuần tuý Việt Nam. Nếu thơ Đường của Trung Quốc chọn kết cấu mỹ học đối xứng, thơ Haiku của Nhật xây dựng theo kết cấu mỹ học phản đối xứng thì thơ lục bát Việt Nam kết tinh hai vẻ đẹp đó để làm nên mỹ học độc đáo của mình. Đó là quá trình tiếp nhận và sáng tạo, đề kháng và phản kháng của văn hoá Việt Nam để không bị đồng hoá.
Trở lại với Phan Hoàng, cảm xúc dâng trào đã làm nên Cơn bão ký tự mới:
…Còn cảm xúc lan toả đã viết thành Cái chết đen và vũ khúc trắng:
Mang một vẻ đẹp khác nàng đến thế giới nàyVà cảm xúc lắng sâu:
Tôi đang ở đâu cây bút mang đầy danh hiệu sứ mệnh?Không phải mỗi sáng tác được hình thành từ một dạng cảm xúc mà các dạng cảm xúc trên giao thoa, hội tụ để tạo nên dòng cảm hứng định hình bài thơ. Về phương diện này có thể nói sự ra đời của tác phẩm thơ giống như sự chào đời của một sinh mệnh con người. Tinh trùng cảm hứng, khoái cảm gặp cái trứng tư duy tạo nên sự thụ tinh nghệ thuật. Và “ngoại hình” bài thơ được xác lập trong quá trình tiến triển của sự hình thành.
Cái tôi truy vấn
Cái tôi trữ tình trong Chất vấn thói quen rất rõ nét, sắc cạnh và rất chân thật.
Trước hết đó là cái tôi luôn luôn truy vấn, truy vấn chính mình, đặt câu hỏi trước cuộc sống đúng như cái tên của một bài thơ dùng làm tựa đề tác phẩm. Những đấu hỏi trùng điệp đó làm nên tính triết lý nội tại của tập thơ. Triết lý ở đây, nếu có, không phải được biểu diễn bằng những mệnh đề mà chính là ký hiệu văn bản dấu hỏi (?). Vì bản chất của triết học là câu hỏi, những câu hỏi vô tận về con người, cuộc sống, vũ trụ:
Ốc đảo ngập tràn đức tin của con rồi sẽCái tôi trữ tình trong Chất vấn thói quen hiện lên góc cạnh sắc nét của sự trăn trở tìm kiếm, khám phá, sáng tạo, khát khao đi tìm cái mới:
Giữa những cơn sóng tín hiệuVà sau cùng là cái tôi chân thật, thèm khát không khí tự do tuổi thơ, muốn vứt bỏ những trói buộc của máy móc, của đời sống phồn tạp:
Những bài báo đặt hàng đang truy đuổi tôiĐọc mấy câu thơ này, tôi bỗng nhớ đến Goethe, con người vĩ đại của văn học Đức và thế giới. Một lần vào công viên, thấy một người ăn mày nằm ngủ ngon lành trên thảm cỏ xanh, ông buột miệng nói với người đi bên: “Giữa ta và người ăn mày kia, không biết ai hạnh phúc hơn ai!?”
Còn trong thơ Phan Hoàng, cái tôi khao khát được làm ngọn gió tự do không chỉ dừng lại ở đó.
Trần Phò
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất