Nhà tuyển dụng gây tranh cãi khi phát ngôn: CV có yếu tố này sẽ bị ném luôn vào thùng rác - Sai lầm 'nhớ đời' hay chỉ là sự ngớ ngẩn của công ty?

29/04/2023 00:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá một ứng viên tiềm năng. Nhưng đôi khi, chỉ cần 1 yếu tố, nhà quản lý cũng có thể thẳng tay loại bỏ bạn.

‏Đó chính là điều mà doanh nhân Kevin O’Leary đã cho biết khi chia sẻ về trải nghiệm tuyển dụng của mình. Nhân tố mà ông đặc biệt quan tâm chính là: Tần suất "nhảy việc".‏

‏"Nhảy việc quá nhiều, tôi sẽ ném luôn CV của người đó vào thùng rác"‏

‏"Nếu sơ yếu lý lịch của một ứng viên cho thấy, người đó đã có quá trình làm việc tại rất nhiều công ty khác nhau chỉ trong hai năm vừa qua, tôi sẽ lập tức ném nó vào thùng rác. Bởi vì chúng tôi không cần một nhân viên như vậy", vị Chủ tịch O’Shares ETFs đã nói với CNBC Make It.‏

‏Doanh nhân này chỉ ra rằng, hiếm có công ty nào thích điều đó. Họ đầu tư vào mỗi một nhân viên thông qua các quy trình đào tạo, giới thiệu, chuẩn bị trang thiết bị làm việc… Nếu nhân viên đó rời khỏi công ty chỉ sau vài tháng, toàn bộ quá trình đầu tư tiền bạc và công sức kia đều "đổ sông đổ biển". ‏

‏"Đó là một sự lãng phí hoàn toàn", ông nhận định.‏

‏O’Leary nhấn mạnh rằng mỗi khi nộp đơn vào một công việc mới, bạn nên chuẩn bị đầu tư thời gian của mình vào đó trong một khoảng thời gian nhất định, tối thiểu là 2 năm.‏

‏Ông nói: "Hãy có một tinh thần cam kết, dù bạn có thích công việc đó hay không, hãy nỗ lực thích nghi và ở lại đó ít nhất hai năm. Nếu đã muốn trở thành thành viên của một đơn vị, tổ chức nào đó thì bạn phải có tối thiểu 24 tháng cam kết làm việc cho họ."‏

‏Phát ngôn của O’Leary gây nhiều tranh cãi trong bối cảnh khảo sát hàng năm của trang web việc làm TalentWorks được đưa ra. Họ đã phân tích một mẫu ngẫu nhiên gần 7.000 đơn xin việc trong các ngành khác nhau trên khắp Hoa Kỳ và phát hiện ra rằng, ngày càng nhiều người lao động có xu hướng nhảy việc rất nhanh. Cụ thể, công việc trước đó của họ kéo dài chưa tới 15 tháng. Có hơn 57% trong số này không được tuyển dụng khi nộp đơn tại công ty khác. ‏

‏Cuộc khảo sát cũng cho thấy, nếu công việc trước đó kết thúc quá nhanh, dù bạn có 5 năm kinh nghiệm trong hồ sơ, nhà tuyển dụng cũng sẽ không cảm thấy ưng ý. ‏

photo-1682671226082

Kevin O’Leary, Chủ tịch O’Shares ETFs.

‏Nguyên nhân là gì?‏

‏Hầu hết các nhà quản lý tuyển dụng thường chỉ dành chưa tới một phút để nhìn "quét" qua một bộ hồ sơ xin việc. Nếu có bất kỳ một yếu tố nào không phù hợp, họ nhanh chóng bỏ qua CV đó để tìm tới một ứng viên khác tốt hơn. Và một trong những điều đầu tiên mà HR sẽ chú ý tới chính là lý do tại sao ứng viên rời bỏ vị trí trước đây, TalentWorks cho biết.‏

‏Nhưng quy tắc này cũng thay đổi tùy vào từng trường hợp. Theo cây bút Suzy Welch, một số trường hợp được xem xét và cân nhắc thêm nếu thâm niên và năng lực của họ ở mức "đáng chú ý". Chẳng hạn như, nếu bạn từng có 5-7 năm làm việc tại một công ty nào đó, trong quá trình có sự thăng tiến rõ rệt, thì 1 mục công việc 6-8 tháng trong hồ sơ vẫn có thể "chấp nhận được", Welch nói.‏

‏Trong khi đó, Harvard Business Review thì cho rằng, xu hướng nhảy việc nhanh chóng đang ngày một phổ biến và trở thành một phần của cuộc sống. Các nhà tuyển dụng hiện nay gần như phải học cách chấp nhận điều đó.‏

‏Người "nhảy việc" nhiều nên viết thế nào trong CV?‏

‏Việc ứng viên nhảy việc nhiều lần đang khá phổ biến trong thị trường lao động, đặc biệt là ở các bạn trẻ. Những lý do nhân viên nhảy việc liên tục đa phần là môi trường làm việc không tốt hoặc có vấn đề với ban quản lý. Một số khác không tìm thấy cơ hội phát triển bản thân hoặc phát sinh vấn đề khác.‏

‏Dù vậy, có người đã từng nói: "Nhảy việc 1-2 lần/năm có thể là vấn đề của doanh nghiệp, nhưng nhảy 4-5 lần/năm thì có thể là vấn đề của ứng viên."‏

photo-1682671229075

‏Việc ứng viên nhảy việc nhiều lần đang khá phổ biến trong thị trường lao động, đặc biệt là ở các bạn trẻ. Ảnh minh họa.

‏Do đó, khi viết CV, chúng ta nên cân nhắc về việc có nên liệt kê hết lịch sử nhảy việc của mình hay không. Một số HR lâu năm bật mí, để tránh bị "mất điểm" khi viết CV, ứng viên nên viết 2-3 công ty từng làm thay vì viết hết. Sau đó, bạn nên chuẩn bị thật kỹ trong vòng phỏng vấn để nhà tuyển dụng hiểu được lý do bạn phải thay đổi công việc, cũng như thể hiện khả năng gắn bó lâu dài của bản thân với công ty.‏

‏Khi phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng đề cập tới vấn đề nhảy việc quá nhiều, các bạn có thể nói về cơ hội phát triển của bản thân về lâu dài. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị đào sâu vấn đề dẫn tới mất điểm.‏

‏Đồng thời, bên cạnh câu hỏi "Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?", bạn cũng cần lưu ý câu hỏi: "Bạn nghĩ bản thân sẽ gắn bó được bao lâu với công việc ở đây?"‏

‏Thay vì đưa ra một con số cụ thể nhưng mang tính chất không đáng tin, bạn nên trả lời khôn ngoan hơn, chẳng hạn như "Tùy vào môi trường và giá trị mà tôi thu về được tôi mới có thể xác định thời gian làm việc cụ thể. Tôi luôn đề cao việc công ty có lợi, mình cũng có lợi. Đôi bên cảm thấy phù hợp và thoải mái trong công việc thì mới ổn."‏

‏*Nguồn: CNBC, Zhihu 

"Có hay không việc ưu tiên sinh viên trường top trong tuyển dụng?" - Câu trả lời của các sếp khiến ai cũng "ngã ngửa", sinh viên trường thường thì hoang mang

Phương Thùy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link