19/09/2013 08:29 GMT+7 | Văn hoá
Đó là một trong những nội dung quan trọng của “Hội thảo quyền sao chép tác phẩm và giải pháp quản lý tập thể” diễn ra hôm qua (18/9) tại Hà Nội.
1. Đại diện BTC, GS-Viện sĩ Hồ Ngọc Đại, Chủ tịch Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, phát biểu: Cả đời tôi dạy trẻ em, giờ tôi quyết định “dạy” người lớn. Bởi thực trạng ăn cắp bản quyền hiện nay diễn ra quá tràn lan và không thể chấp nhận được. Cái sai, cái xấu nhiều tới nỗi người ta mặc nhiên coi đó là chuyện thường. Và đây là điều cần thay đổi.
GS Hồ Ngọc Đại đưa dẫn chứng: Đã ai nghĩ, photocopy một trang tài liệu không xin phép tác giả là vi phạm tác quyền? Hay trích dẫn một đoạn thơ, đoạn văn, của người khác trong bài viết của người khác cũng liên quan tới tác quyền?
GS-Viện sĩ Hồ Ngọc Đại phát biểu tại hội thảo |
Theo GS Hồ Ngọc Đại, những việc làm trên tưởng nhỏ, song là vấn đề cần giải quyết. Bởi đôi khi cả người “ăn cắp” và người “bị ăn cắp” cũng không ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
“Nhất là trong việc giáo dục trẻ em. Các em phải ý thức được đâu là sai, đâu là đúng. Và các em không thể học kiến thức trên những trang giấy vi phạm tác quyền”- GS Đại nói.
Đồng quan điểm với GS Hồ Ngọc Đại, TS Mai Xuân Huy, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam bức xúc: “Nhiều cuốn từ điển của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cũng bị ăn cắp rất tinh vi. Đã thế, “người ăn cắp” lại toàn là người trong giới nên thực tình rất khó xử”.
2. Trước thực trạng trên, Cục Bản quyền tác giả đã trình Chính phủ văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tổ chức vi phạm tác quyền là 500 triệu đồng, cá nhân vi phạm tác quyền là 250 triệu đồng. Mức phạt này được áp dụng cho gần 100 hành vi được quy định trong nghị định.
Ngoài ra, Cục cũng đề xuất những hình phạt bổ sung như: tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Sáu lực lượng tham gia thực thi nghị định này, trong đó công an, lực lượng quản lý thị trường và hải quan sẽ giữ vai trò nòng cốt để đảm bảo nghị định không nằm trên giấy.
Trung bình mỗi năm Cục Bản quyền tác giả xử lý khoảng 30 trường hợp vi phạm bản quyền. Các trường hợp này chỉ bị xử phạt khi người bị hại gửi đơn tố giác.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất