(TT&VH) - Trong SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1 (bộ mới), nhà văn Phong Thu có một mẩu truyện ngắn, in vừa vặn một trang sách. Truyện mang tên Người thầy cũ, kể về một người học trò cũ, nghịch ngợm leo lên cửa sổ lớp nhưng chỉ bị thầy nhắc nhở chứ không bị phạt, nhưng qua ánh mắt rất buồn của thầy, cậu học trò đã hối hận và nhớ mãi để không bao giờ lặp lại hành vi ấy nữa…
Đến bây giờ, những nhân vật trong truyện đều đã lên lão, còn “người thầy cũ” là “lão này đây chứ ai!” - nhà văn Phong Thu trễ mắt kính, trỏ ngón tay vào chính mình, nói.
Từng làm “khổ” thầy dạy văn bằng những bài văn
Nhà văn Phong Thu thời trẻ
Năm 24 tuổi, nhà văn Phong Thutheo học Trường Sư phạm miền núi T.Ư. Trong số các thầy dạy ông, có một thầy dạy văn, hơn ông 7 tuổi, rất quý ông. Mỗi lần chấm văn cho lớp xong, người thầy này vẫn thường phải gặp riêng ông “nhắc nhở” về cách làm văn:
“Bài của anh viết hay lắm, văn chương thì đẹp lắm, thế nhưng nó không phải văn trường ốc. Văn ở trong nhà trường không phải văn để đăng báo. Anh có tài thật, có năng khiếu văn chương thật nhưng viết văn như anh chỉ hợp với văn đăng báo thôi. Thế nhưng cho anh điểm 4 thì không nỡ, mà cho anh điểm 5 thì phá cách, vậy nên, tôi cho anh điểm 5 (tương đương điểm 10 bây giờ), nhưng mà là 5 trừ (5-).
Nhà văn Phong Thu kể: “Thầy giáo dạy văn mỗi khi gặp tôi đều bảo, chấm văn của cậu tôi... mệt lắm. Tôi hỏi sao văn em lại làm thầy mệt thì ông bảo, cậu dẫn chứng mới quá, sách người ta vừa in xong, cảm giác hãy còn nguyên mùi mực cậu cũng dẫn vào bài làm văn. Cậu đã dẫn chứng vào bài rồi thì đương nhiên để “kiểm tra thông tin” có chính xác hay không, buộc tôi lại phải đi tìm mua sách để đọc”. Mà đúng thật, ngày ấy, tôi mê sách lắm, cứ ra hiệu sách mà thấy có cuốn mới ra là thể nào cũng xoay tiền mua bằng được. Trong khi làm bài tập làm văn, nhất là văn học sử, nếu tôi thấy cuốn nào hợp là “tương luôn” vào bài làm văn của mình. Có lần thầy “dọa”, lần sau nếu cậu mà còn dẫn những thông tin ở sách mới vào là tôi hạ điểm cậu. Cậu dẫn nhiều thì tôi phải mua sách nhiều,... mệt lắm”.
Minh họa truyện Người thầy cũ của nhà văn Phong Thu trong SGK
Người thầy luôn “bị mệt” mỗi khi chấm văn của nhà văn Phong Thu hiện vẫn còn sống, tên là Lương Gia Ninh, hiện ở số 5 phố Tràng Thi, Hà Nội. Nhà văn Phong Thu cho biết, trước đây cả thầy lẫn trò còn khỏe thường vẫn hay chạy qua, chạy lại thăm hỏi nhau, nhưng giờ già yếu như nhau rồi thì chịu, muốn biết tình hình của nhau chỉ còn cách gọi điện hoặc... biên thư. Cho đến tận bây giờ, nhà văn Phong Thu vẫn còn lưu giữ rất nhiều lá thư viết tay của thầy Ninh gửi ông từ năm nảo, năm nào...
… đến cậu học trò giờ là đại tá
Năm 1957, nhà văn Phong Thu làm hiệu trưởng một trường cấp 1 ở một xã miền núi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Tuy là hiệu trưởng nhưng ông vẫn phải dạy lớp 4 (thời ấy, lớp 4 đã là lớp cuối cấp như lớp 5 thời bây giờ). Lớp 4 mà nhà văn Phong Thu dạy “đầu trái mái hè” với lớp 3, hai lớp chỉ cách nhau một tấm liếp nứa tạm bợ, lớp này nói, lớp bên cũng nghe thấy. Lớp 3 bên cạnh có một cậu học sinh rất nghịch ngợm, bướng bỉnh và thường làm cho rất nhiều thầy cô giáo... “nóng mặt”.
Một trong số rất nhiều những bài văn đạt điểm tuyệt đối của nhà văn Phong Thu do thầy Lương Gia Ninh chấm từ những năm 1960
Nhà văn Phong Thu kể: “Tôi ngày ấy giảng bài, nói lại to nên hầu như lớp bên cạnh đều nghe thấy. Một hôm tôi giảng bài có nói về một cậu bé ở trên thuyền, do nghịch quá mà rơi xuống sông. Tôi chưa kịp hỏi học trò lớp mình thì cậu ta từ bên kia liếp thò đầu qua nói rất to: “Ngã xuống sông thì... ch...ế...t!”. Tôi bực quá, quyết định đình chỉ học cậu bé 2 ngày, không được đến trường. Sau hai ngày “thụ án” xong, cậu bé lại quay lại trường nhưng tôi đã thấy cậu ăn mặc gọn gàng hơn, lễ phép hơn, chăm học hơn và ngoan ngoãn hơn...”.
Thế rồi cậu bé ấy cứ thế lớn lên, rồi trở thành anh bộ đội, rồi biết tôi làm ở báo Thiếu niên Tiền phong nên anh ta cũng viết bài gửi đăng báo. Sau năm 1975, anh ta xuất ngũ, về làm ở báo Hậu cần, sau chuyển qua báo Quân đội nhân dân. Trước khi về hưu, cậu ta phụ trách tờ báo Quân đội nhân dân cuối tuần, giờ mang quân hàm đại tá, tên là Phạm Quang Đẩu.
“Hàng năm, cứ đến ngày Hiến chương các nhà giáo 20/11, Đẩu vẫn tìm đến chúc tết thầy, còn bình thường, một hai tháng Đẩu vẫn qua đây chơi. Tôi bảo Đẩu gọi tôi là anh thôi vì tôi hơn cậu ấy có 12 tuổi chứ mấy... nhưng Đẩu không nghe! Đấy, cậu học trò lớp 3 năm xưa bị tôi phạt đuổi học 2 ngày chính là đại tá Phạm Quang Đẩu bây giờ đấy”.
*
Người thầy cũ (SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1 - Bộ mới) của nhà văn Phong Thu chính là sự pha trộn của những ký ức về người thầy giáo dạy văn đến cậu học trò giờ mang quân hàm đại tá, cộng với kỷ niệm về những ngày còn đứng trên bục giảng của ông. Nhà văn Phong Thu cho biết: “Khi viết, tôi phải tạo ra tình huống để cảm hóa người đọc, mà ở đây là các em thiếu nhi. Chẳng hạn như, trong truyện có chi tiết học trò bị thầy giáo phạt nhưng học trò không oán thầy mà vẫn nhớ thầy, kính thầy.”
Kỳ sau (Chủ Nhật, 30/8): Việt Nam chưa có nền “văn học nhà trường”
Nằm giữa những con phố chật hẹp, tấp nập của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây và Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật 22 Hàng Buồm là 2 điểm đến độc đáo, giàu giá trị lịch sử, văn hóa.
Sáng 16/5/2025, tại Hà Nội, sau hội đàm hẹp và đồng chủ trì cuộc họp Nội các chung lần thứ tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cùng gặp gỡ báo chí. Hai bên đã thống nhất nâng cấp quan hệ từ Đối tác chiến lược lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Lần trở lại Việt Nam đặc biệt này là sự tri ân tới cộng đồng fan Việt đã luôn ủng hộ cho EXID với fancon đầu tiên tại Việt Nam - EXID 2025 FANCON IN VIETNAM.
Lấy cảm hứng từ chính bản tình ca “Đôi tim thuần khiết” do ca sĩ Hồ Quỳnh Hương sáng tác tặng người bạn đời của mình, NTK Linh Nga đã kiến tạo nên một bộ sưu tập váy cưới đặc biệt gồm 4 thiết kế cao cấp, mang giá trị nghệ thuật và cảm xúc sâu sắc.
Tối ngày 5/5, vé fan meeting “Sweet Lychee” của Thiều Bảo Trâm tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức mở bán. Toàn bộ vé của sự kiện nhanh chóng bán hết trong đêm mở bán, minh chứng cho sự ủng hộ và quan tâm của người hâm mộ dành cho fan meeting đầu tiên trong sự nghiệp của Thiều Bảo Trâm.
Ngày 15/5, tại phim trường Truyền Thông Khang đã diễn ra sự kiện giới thiệu dự án và cúng khai máy bộ phim điện ảnh Chị ngã em nâng do đạo diễn - NSƯT Vũ Thành Vinh thực hiện. Phim có sự tham gia của nhiều gương mặt diễn viên đình đám hiện nay như NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Hoài Linh, Lê Khánh, Thuận Nguyễn, Quốc Trường, Uyển Ân,...
Một Phượng Vũ nồng nàn, quyến rũ từng khiến mọi người say đắm với những bản ballad đầy tâm trạng thì nay "lột xác" toàn diện với nguồn năng lượng mới, trẻ trung và trendy đầy cuốn hút trong EP Debug.
Tiền vệ Trần Minh Vương – người sẽ hết hợp đồng với CLB HAGL sau mùa giải 2024/25 nhiều khả năng sẽ trở thành tân binh tiếp theo trong đội hình đầy tham vọng của CLB Trường Tươi Bình Phước.
Chuyên gia Đoàn Minh Xương cho rằng một nền bóng đá phát triển, một ĐTQG mạnh phải được bắt đầu từ nền tảng của một giải VĐQG chuyên nghiệp và chất lượng.
Cô ấy là phụ công trẻ tài năng nhưng chưa được nhiều người biết đến. Không chỉ giỏi chuyên môn, cô ấy còn sở hữu vóc dáng cân đối cùng vẻ ngoài xinh đẹp không thua kém các siêu mẫu thời trang và những ngôi sao nổi tiếng trong làng giải trí Việt.
Cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại và lối sống vô cùng giản dị, sự tận tụy hết lòng vì đất nước và nhân dân của Người đã chạm đến trái tim các nghệ sỹ, trở thành nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt. Họ vẽ tranh, tạc tượng về Người như một sự thôi thúc tình cảm tự nhiên, xuất phát từ tấm lòng, tình yêu, sự ngưỡng mộ và tôn kính.
"Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" là tên gọi cuộc triển lãm được khai mạc vào sáng nay, 16/5, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ca khúc "Việt Nam – Hồ Chí Minh" do nhạc sĩ Đinh Khánh Ly sáng tác và thể hiện cùng ban nhạc Âm dấu đã chính thức được gửi đến khán giả. Đặc biệt, ca khúc này sử dụng Rock như một chất dẫn tuyệt vời để kể câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ kính yêu.
Trong chặng đường bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân đến Hong Kong (Trung Quốc) để hoạt động cách mạng dưới tên gọi Tống Văn Sơ trong khoảng thời gian đầu những năm 1930.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025), sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hóa Du lịch tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân Việt Nam”.
Nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên, người có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn học nghệ thuật và điện ảnh Việt Nam đã vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.