Phạm Văn Quý: Một mình viết… 5 kịch bản cho hội diễn

05/11/2009 10:57 GMT+7 | Văn hoá

(TT&VH) - Nhà viết kịch Phạm Văn Quý vừa gây “sửng sốt” dư luận khi có tới 10 kịch bản sân khấu lớn về Thăng Long - Hà Nội đã và đang được dàn dựng. Ông đã được trao Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2009 cho 10 kịch bản đó. Nhưng không chỉ có vậy, ông vừa có tới 5 kịch bản sân khấu liên tiếp “đỏ đèn” trong các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009. Mặc dù chất lượng nghệ thuật không thể chỉ căn cứ vào số lượng, nhưng sức sáng tạo dồi dào của ông là điều cần ghi nhận ở một tác giả xuất thân là “ông giáo” giảng dạy về máy móc quân dụng này. TT&VH có cuộc trao đổi với ông.

* “Đắt sô” với 5 kịch bản được dàn dựng trong các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (gồm 4 hội diễn sân khấu kịch, cải lương, tuồng - dân ca, và chèo). Ông đã chuẩn bị cho “kỷ lục” này lâu chưa?

- Mặc dù 5 kịch bản cùng tham gia hội diễn nhưng đã được tôi chuẩn bị về kịch bản khá kỹ lưỡng và cẩn trọng để chào mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long lịch sử.


* Thể loại kịch bản mà ông tham gia hội diễn năm nay khá đa dạng: Cải lương, kịch nói, chèo, bài chòi. Nhưng trong hội diễn sân khấu kịch vừa qua, vở kịch nói: Người thi hành án tử của Nhà hát kịch TP.HCM ra về “tay trắng”. Nhiều người cho rằng kịch bản chưa “đào sâu” những gai góc, tiêu cực trong đời sống xã hội hiện nay, chính vì vậy nó “tự làm cũ mình”. Đây có phải là “nhược điểm” mà ông cần khắc phục?

- Về hiện tượng này cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng không tiện nói ra ở đây vì khi công diễn vở Người thi hành án tử cách đây 2 năm thì lại được công luận khen nhiều và là vở chính kịch hiếm có ở TP.HCM, được công diễn nhiều buổi, có doanh thu. Còn việc khen chê trong hội diễn, là tác giả, tôi cũng chỉ biết nghe thế mà thôi.

* Nhưng bù lại, ông lại được giới chuyên môn đánh giá cao về hai vở cải lương lịch sử: Trọn đời trung hiếu với Thăng Long - Nhà hát cải lương Trung ương và Tình sử Vương Triều (Đoàn cải lương Nam Định). Đây có phải là “thế mạnh” thực sự của một tác giả kịch bản lão làng không thưa ông?

- Cũng có thể... Vì ít ra hai vở kịch lịch sử này đã được đánh giá cao khi nằm trong chùm tác phẩm được nhận giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội và bước đầu đã được khán giả nhiệt tình đón nhận trong các buổi biểu diễn trước khi đem đi hội diễn.

5 vở diễn do ông Quý viết kịch bản

     Người thi hành án tử (Nhà hát Kịch TP.HCM), Trọn đời trung hiếu với Thăng Long (Nhà hát Cải lương Việt Nam), Tình sử Vương Triều (Đoàn Cải lương Nam Định), Chiến trường không tiếng súng (Nhà hát Chèo Nam Định), Cạm bẫy và trừng phạt (Nhà hát Dân ca Khánh Hòa).

* Ông còn viết dân ca bài chòi và chèo nữa, đó là Chiến trường không tiếng súng (Nhà hát Chèo Nam Định) và Cạm bẫy và trừng phạt (Nhà hát Dân ca Khánh Hòa). Ông có hy vọng khi viết ở những thể loại này?


- Đây là 2 kịch bản về đề tài tâm lý xã hội. Việc chuyển tải nội dung kịch bản văn học sang các thể loại dân ca là một công việc rất công phu, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Tôi hy vọng sẽ góp được phần nhỏ vào chất lượng và không khí mới cho hội diễn.

* Xin cảm ơn ông!

Miên Tường (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link