27/09/2014 09:28 GMT+7 | Âm nhạc
(Thethaovanhoa.vn) - Sau khi nghe ca khúc Hát cho dân tôi nghe qua sự thể hiện của nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, Âu Bảo Ngân – Sơn Hải trong chương trình Giai điệu tự hào phát sóng tối qua (26/9) trên VTV1, thiếu tá Nguyễn Minh Cường chạnh lòng vì hôm nay để mà người dân, thâm chí các bạn sinh viên có được một tấm vé để vào thưởng thức nghệ thuật thì quả thật là khó khăn...
Ca khúc Hát cho dân tôi nghe được bước ra từ phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe và Nghe đồng bào tôi cùng hát một thời. Các nhạc sĩ phần lớn không chuyên đóng góp hàng trăm ca khúc cho phong trào tranh đấu vì hòa bình và thống nhất.
Clip ca khúc Hát cho dân tôi nghe:
Thiếu tá Nguyễn Minh Cường cho rằng: "Ca khúc này có thể coi là một tuyên ngôn nghệ thuật của các nghệ sĩ yêu nước ở miền Nam những năm trước năm 1975, khiến cho người trẻ chúng tôi hôm nay cảm phục vô cùng. Các nhạc sĩ đã dám tuyên ngôn rằng tác phẩm nghệ thuật mình sáng tác là hướng về cái gì, hướng về mục đích gì. Đó là hướng về người dân, hát cho anh công nhân, hát cho cô nông dân... để mà thắp lửa trong trái tim của một thế hệ...”.
Qua đây, thiếu tá quân đội liên tưởng đến các nghệ sĩ ngày hôm nay, các nhạc sĩ của ngày hôm nay. Có lẽ các nhạc sĩ, các ca sĩ cũng cần phải học tâp tinh thần của các thế hệ nhạc sĩ ngày xưa chăng? Vì hôm nay để mà người dân, thậm chí các bạn sinh viên, để có được một tấm vé để vào thưởng thức nghệ thuật thì thật là khó khăn?. Bởi “hôm trước ngồi chỗ bàn anh Phú Quang, nhìn thấy anh có một catalog giới thiệu một chương trình nhạc của anh rất hay, tôi thích lắm. Nhưng sau đó hỏi giá vé thì có lẽ cũng phải về hỏi vợ xem đã đóng tiền học đầu năm cho con hay chưa rồi mới tính đến Nhà hát Lớn. Hay các ca sĩ cũng vậy, bây giờ đòi cát - sê cao quá. Các nhà tổ chức thì cũng phải bán vé rất cao. Vậy bộ phận dân chúng ta được hát cho nghe có lẽ rất ít, người dân chỉ có thể thưởng thức nghệ thuật qua truyền hình thôi”- Nguyễn Minh Cường chia sẻ.
Trả lời thắc mắc này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha cho rằng: “Mỗi một thời đại nó có một đặc trưng nghệ thuật khác nhau, các cụ ngày xưa sáng tác dân ca, có ai trả bản quyền đâu, nhưng các cụ vẫn lưu giữ được cho chúng ta đến tận bây giờ. Nhưng bây giờ để xem một buổi biểu diễn dân ca, người dân vẫn mất tiền, vì nó đã là chuẩn mực của thế giới rồi, xem vo sao được. Trường hợp của nhạc sĩ Phú Quang cũng vậy, Phú Quang có thể hát vo cho anh Cường nghe thoải mái, nhưng đã bước vào quy chuẩn nó phải khác với nghiệp dư...”
Nghe ca khúc này, tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu cho rằng: “Thế hệ ngày xưa hát cho dân tôi nghe, vậy bây giờ các bạn trẻ có nghĩ là dân cần nghe cái gì không ạ? Sáng tác của bác bạn có thể phù hợp với lứa tuổi của các bạn, nhưng còn nhiều tầng lớp khác, nếu chúng ta nghĩ và cảm được điều đó, thì sáng sáng tác sẽ đi vào đời sống?"
Trả lời cho câu hỏi này, một nhạc sĩ trẻ tuổi tự tin rằng:"Thế hệ nào cũng vậy thôi, đã là người nhạc sĩ phải sáng tác hay trước. Thế hệ chúng tôi cũng vậy, chúng tôi cũng có những cái hay riêng...”
An Như
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất