(TT&VH) - Theo dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Giáo dục, cả nước sẽ có nhiều hơn một bộ sách giáo khoa (SGK) để thầy giáo, học sinh lựa chọn trong quá trình giảng dạy và học tập. Có cần thiết phải làm như vậy?
Nhiều bộ SGK để làm gì?
Hiện có một số nước ở cấp THPT sử dụng nhiều bộ SGK. Thầy được quyền chọn lưạ bài nào cho là hay để dạy. Thậm chí bài 1 chọn ở quyển A, bài 2 chọn ở quyển B, C…nếu thầy giáo thấy bài đó tốt nhất, kiến thức chuẩn nhất, có lợi cho học sinh nhất. Trò cũng thoải mái tham khảo bày tỏ chính kiến thích thú học bài nào. Ông thầy có trách nhiệm dạy cho học sinh hiểu bài học đến nơi, đến chốn.
Hình minh hoạ truyện “Cô bé bán diêm” trong SGK lớp 8
Để thực hiện được điều này, kèm theo các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, có nhiều biện pháp tích cực, phù hợp. Trước hết là thầy giáo có tay nghề “chất lượng cao”, hết lòng “vì học sinh thân yêu”, cần cù chăm chỉ tự học, đọc sách tham khảo, chuyên môn giỏi, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, đủ năng lực, trình độ thẩm định SGK, dám chịu trách nhiệm trước học sinh, thì mới tự mình chọn sách, chọn bài để dạy học trò. Các nước này có một hệ thống thư viện nhà trường, thư viện công cộng phát triển đồng bộ, đủ đầu sách phục vụ, phòng đọc yên tĩnh, học sinh đọc sách tại chỗ hoặc mượn sách về nhà tham khảo. Đặc biệt thủ thư trông coi thư viện đủ năng lực hướng dẫn, giới thiệu nội dung sách, gợi ý cho trò tiếp cận kiến thức mới…Quan trọng hơn, đối tượng người đọc, tức học trò chăm đến thư viện, ham đọc sách, tìm tòi, sáng tạo. Chính vì xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, tức người đọc cả thầy lẫn trò, người ta mới có nhiều bộ SGK. Họ làm được vì đi con đường “thuận chiều”, hợp lý.
Năm học 1999- 2000 trở về trước, cấp THPT ở nước ta cùng đồng thời có hai bộ SGK. Một bộ do các GS trường ĐHSP tổ chức biên soạn, các địa phương phía Bắc từ Đà Nẵng trở ra dùng bộ sách này. Các tỉnh phía Nam dùng bộ SGK do tập thể, cá nhân ở TP.HCM thực hiện. Thực ra hai bộ sách này chỉ là ”2 trong 1”, không khác nhau là mấy, vì các thầy soạn sách đều từ “một lò” đào tạo. Hai bộ SGK cứ mặc nhiên song song tồn tại trong một nền giáo dục thống nhất, của một quốc gia thống nhất thật vô lý, có lẽ vì vậy, Quốc hội khóa X quyết định, cả nước dùng một bộ SGK.
Bây giờ Luật Giáo dục bổ sung đề suất, không phải chỉ hai, mà nhiều bộ SGK khác nhau, của nhiều nhà xuất bản (NXB) khác nhau chiếm lĩnh thị trường. Đương nhiên trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh hàng hóa là quy luật tất yếu, việc ra đời nhiều bộ SGK mang ý nghĩa xóa bỏ thế độc quyền xuất bản sách của NXB Giáo dục. Nếu coi SGK chỉ đơn thuần là “hàng hóa” thì người mua thấy sách nào rẻ thì mua. Nhưng SGK là một mặt hàng đặc biệt, là công trình khoa học thực thụ, dùng để dạy học trò những tri thức khoa học cơ bản, mang tính giáo dục cao, không phải NXB nào cũng đủ năng lưc xuất bản. Ngay như NXB Giáo dục có thâm niên làm SGK trên 50 năm, với một lực lượng tác giả biên soạn hùng hậu, toàn các Giáo sư đầu ngành giầu kinh nghiệm nhưng vẫn còn để lại những sai sót nghiêm trọng mà công luận bức xúc, đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo.
Đừng đẩy các NXB vào thế chạy đua
Muốn có một bộ SGK phải có một hội đồng biên soạn gồm nhiều nhà khoa học có uy tín, đứng đầu thường là Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng. Sau khi sách được thẩm định sẽ giao cho NXB được phép xuất bản, ở ta là NXB Giáo Dục. Các NXB khác muốn xuất bản, cứ cho họ được phép, song họ không đủ chức năng thành lập hội đồng biên soạn. Vậy cơ quan nào chịu trách nhiệm thẩm định?
Khi song song tồn tại nhiều bộ SGK, ai là người có quyền quyết định, bộ nào là bộ chính dạy trong các trường học? Chẳng lẽ là tất cả? Hay “ thả nổi” cho thầy muốn dạy bộ nào thì dạy, trò muốn học bộ nào thì học? Và trò phải có bao nhiêu bộ SGK thì đủ? Hiện ta mới chỉ có một bộ SGK, in ấn còn mắc khá nhiều lỗi cả về kỹ thuật lẫn nội dung, sự chỉ đạo chuyên môn còn những “ lỗ thủng ” thể hiện sự yếu kém trong quản lý. Nếu thị trường loạn SGK, mỗi tỉnh có một bộ riêng viết theo quan điểm của mình, dạy theo kiểu của mình, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo thế nào đây?
Khi Luật GD bật “đèn xanh” cho phép có nhiều bộ SGK, các NXB đua nhau làm SGK, NXB Giáo Dục có Nhà nước tài trợ, các NXB khác phải tự bỏ tiền túi nên họ phải tính, lỗ lãi. Với một bộ phận NXB này, lợi nhuận là cao nhất, chứ không phải quyền lợi của học trò. Và rồi liệu học trò có được tham khảo những cuốn SGK “sạch” không? Không biết chừng các NXB “đánh nhau”, học trò ở giữa… thiệt nhất.
Lại nữa, thực tế học trò của ta, có bao nhiêu phần trăm ham mê mở rộng kiến thức đọc sách tham khảo? Ngay như khi soạn bài thầy giáo yêu cầu đọc SGK trước một lần, cũng chỉ khoảng 30% thực hiện. Học trò của ta chưa có thói quen với văn hóa đọc, thu nạp kiến thức của nhân loại “biến” nó thành của mình. Bởi cũng do cách dạy, cách học “thực dụng”, dạy và học “gò” theo bài mẫu có sẵn, không cần sáng tạo, mở rộng kiến thức vẫn cứ lên lớp 100%. Một số thầy đứng lớp nhưng chân ngoài dài hơn chân trong, lo đủ thứ chuyện “ngoài dạy học”, làm gì còn thời gian làm “tấm gương sáng tự học”? Thầy cũng không cần có thêm bộ SGK nào nữa. Dù có, thầy cũng không đủ bản lĩnh chọn bài “ngoài luồng”, khác phân phối chương trình chỉ đạo của Bộ, vừa mất thời gian soạn bài, khi thi “lệch tủ” thì chắc chắn bị “trên đe, dưới búa”. Ở Hà Nội đã có trường THPT nào có thư viện đủ “chuẩn” để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chưa? Đầu năm học lo cho con có đủ một bộ SGK, nhiều gia đình cán bộ, công nhân viên cố gắng vượt mức rồi.
Trong bối cảnh hiện tại, ít nhất cho đến năm 2020, theo tôi, chỉ cần một bộ SGK biến soạn cho tinh, phục vụ cho việc dạy và học tối ưu nhất có lẽ vừa sức chúng ta, có hiệu quả hơn. Nếu Bộ Giáo dục muốn có hơn một bộ SGK, thì nên tập trung biên soạn một bộ dành cho đối tượng học sinh ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế còn nghèo, nội dung sát đối tượng giảng dạy với giá ưu đãi, để ít nhất mỗi học có một bộ SGK làm “đồ dùng học tập” có lẽ thiết thực hơn.
Dù Bộ Giáo dục làm gì thì làm, kỵ nhất đừng đem trẻ thơ ra làm vật thí nghiệm như kiểu Cải cách giáo dục đã làm, quá lâu dài, quá tốn kém, mà hậu quả thì như chúng ta đã biết!
XSKG 22/12: Xổ số Kiên Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Kiên Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSDL 22/12: Xổ số Đà Lạt được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Đà Lạt quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSTG 22/12 : Xổ số Tiền Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Tiền Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Link xem VTV2 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Myanmar (20h00 hôm nay 21/12) - Thethaovanhoa.vn cập nhật link xem bóng đá trực tuyến trận Việt Nam vs Myanmar thuộc lượt trận cuối bảng B AFF Cup 2024.
Trực tiếp bóng đá MU vs Bournemouth (21h00, 22/12) – Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến, kết quả trận đấu giữa MU vs Bournemouth thuộc giải bóng đá Ngoại hạng Anh diễn ra ngày hôm nay.
XSMN 22/12: Xổ số miền Nam ngày 22/12/2024 gồm các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang và Đà Lạt. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay Chủ Nhật ngày 22/12 trên Thethaovanhoa.vn.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Myanmar, Indonesia vs Philippines (20h00, 21/12): Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến trận đấu lượt cuối bảng B AFF Cup 2024.
Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Myanmar (20h00, 21/12) – Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến 2 trận đấu cuối cùng thuộc vòng bảng AFF Cup 2024 diễn ra ngày hôm nay.
Đội hình xuất phát Việt Nam vs Myanmar: Đúng như dự đoán, tiền đạo vừa được nhập tịch Nguyễn Xuân Son đã có tên trong đội hình xuất phát của ĐT Việt Nam trong trận cuối cùng vòng bảng AFF Cup 2024 với Myanmar.
CLB Thiên Tân Bohai Bank (Trung Quốc) đã xuất sắc đánh bại á quân Nam Mỹ Dentil Praia Clube với tỷ số 3-1 (25-23, 25-21, 24-26, 25-22) để trở thành đội bóng châu Á đầu tiên lọt vào trận chung kết giải bóng chuyền nữ vô địch các CLB thế giới.
Link xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá AFF Cup 2024 hôm nay 21/12/2024: Cập nhật link trực tiếp các trận Việt Nam vs Myanmar, Indonesia vs Philippines thuộc lượt trận cuối vòng bảng AFF Cup.
Link xem VTV6 trực tiếp bóng đá Indonesia vs Philippines (20h00 hôm nay 21/12) - Thethaovanhoa.vn cập nhật link xem bóng đá trực tuyến trận Indonesia vs Philippines thuộc lượt trận cuối bảng B AFF Cup 2024.
XSMB 21/12: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 21/12/2024 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Tin nóng thể thao: Bích Tuyền được vinh danh sau khi cùng CLB Ninh Bình kết thúc thi đấu ở giải vô địch các CLB bóng chuyền nữ thế giới. Chelsea sẵn sàng chia tay 3 ngôi sao trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2025.
XSMN 21/12: Xổ số miền Nam ngày 21/12/2024 gồm các tỉnh TP.HCM, Long An, Bình Phước, Hậu Giang. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Bảy ngày 21/12/2024 trên Thethaovanhoa.vn.
Link xem trực tiếp Tyson Fury vs Oleksandr Usyk (06h00, 22/12) - Thethaovanhoa.vn cập nhật link xem trực tiếp trận so găng giữa Tyson Fury và Oleksandr Usyk diễn ra vào sáng 22/12.
Với vai trò đại sứ Dự án "Thể thao vì ngày mai", Huỳnh Như đã lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là những em nhỏ yếu thế. Đội trưởng đội tuyển nữ Việt Nam cảm động khi nhiều em nhỏ yêu mến và lấy cô làm động lực để phấn đấu.