18/10/2016 06:42 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Tiếp tục câu chuyện về những hiện tượng dùng "chiêu trò" thu hút sự chú ý trên mạng xã hội, Thể thao & Văn hóa (TTXVN) có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tuấn, một người khá nổi tiếng trong showbiz và cũng là "ông bầu" của ca sĩ Đan Trường.
- Có gì để mà quan tâm? Đơn giản vì họ chỉ là những người “vui tính”, thích mình nổi bật” nhưng không phải vì tài năng nghệ thuật, mà bằng những cái nhố nhăng, làm gợi tính tò mò nhất thời cho khán giả. Nó không hợp thời đại, văn hóa cũng như thuần phong mỹ tục.
Trong showbiz tôi luôn trân trọng những ai có tài, chịu học hỏi và phát huy khả năng của mình theo một hướng tích cực nhất.
Hoàng Tuấn - “ông bầu” của ca sĩ Đan Trường* Theo anh biết, có trường hợp nào tương tự như Bà Tưng, Lệ Rơi, Kenny Sang, Tùng Sơn… đề nghị các bầu show cho họ đi diễn không?
- Như tôi được biết thì chỉ có Lệ Rơi được tham gia biểu diễn tại một số chương trình nhưng với quy mô nhỏ. Còn nói mời đi diễn thì các bạn ấy có tài năng gì thật sự để mà diễn cho khán giả xem. Tôi tin chắc, các bầu show cũng không can đảm để mời họ diễn chính thức.
* Nghĩa là những hiện tượng nói trên nếu kinh doanh biểu diễn bán vé, khán giả sẽ không bỏ tiền ra mua vé?
- Làm sao mà những hiện tượng đó có thể kinh doanh biểu diễn được? Những hiện tượng nói trên chỉ diễn ra trên mạng. Vì đáp ứng sự tò mò xem cho biết, cũng như vì chuyện like, share trên mạng không tốn tiền, những hiện tượng nói trên mới thu hút được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
Khán giả bây giờ là những người luôn có chọn lọc và rất tinh tường trong việc giải trí. Không chỉ với bản thân mình, họ cũng muốn con em được thoải mái và học hỏi nhiều thứ từ giải trí, muốn được xem những thứ thật hay, thật ý nghĩa. Vì vậy những hiện tượng nói trên chỉ là nhất thời và sẽ mau chóng tự triệt tiêu.
Sau khi thử sức không thành công với showbiz, ca sĩ Lệ Rơi cũng đã quay về với việc bán ổi
* Anh có nghĩ rằng Bà Tưng, Lệ Rơi, Tùng Sơn… là một phần của showbiz? Nó có ảnh hưởng gì đến hoạt động của những ca sĩ, nghệ sĩ “tử tế”, thu hút công chúng bằng tài năng nghệ thuật của mình?
- Họ đâu phải là nghệ sĩ đâu mà gọi là một phần của showbiz. Nghệ sĩ là những người thật sự có tài, có đạo đức, dù đang hay chưa nổi tiếng. Còn những ai sống trong ảo tưởng và phi thực tế, chỉ muốn được chú ý bằng mọi giá, mọi hình thức, thì không đáng được xã hội quan tâm. Do vậy, những người được anh kể ra làm sao mà ảnh hưởng tới những nghệ sĩ chính thống được.
* Đứng về khía cạnh PR, những hiện tượng nêu trên có gì đáng để cho những người làm PR học hỏi?
- Thật sự những hiện tượng trên lan truyền rất nhanh thông qua các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên nói về khía cạnh PR, việc PR cũng rất nhiều hướng và nhiều cách để đi. PR theo chiều hướng như vậy rõ ràng là một sai lầm, đáng chê trách. Và chúng ta cũng đừng share, like... để sẽ vô tình tiếp tay cho những ảo tưởng tiêu cực như vậy.
* Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện này.
Một hình thức “phản kháng” lại truyền thông chính thống Những hiện tượng như Bà Tưng, Lệ Rơi, Tùng Sơn… chắc chắn sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn, vì ngày nay có quá sẵn công cụ, phương tiện thuận lợi hơn cho điều ấy.
Nền truyền thông của chúng ta (ở rất nhiều phương diện) đã khiến công chúng coi thường tất cả các giá trị, thậm chí họ thích sự đảo lộn, giễu nhại các giá trị chính thống, coi tất cả chỉ là trò vui, trò giải trí đơn thuần. Không phải tất cả đều mù quáng, nhưng đây là một hình thức phản kháng lại truyền thông chính thống, cũng là phản kháng xã hội của giới trẻ. Về phương diện xã hội học là như vậy. (PGS-TS Bùi Quang Thắng - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) Như Hà (ghi) |
Thanh Thảo (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất