18/07/2014 14:39 GMT+7 | Bóng đá Việt
(Thethaovanhoa.vn) - Trao đổi với báo Thể thao & Văn hóa, ông Nguyễn Lân Trung, Phó ban Bóng đá phong trào của VFF cho rằng, mặc dù bóng đá phong trào Việt Nam đang rất phát triển nhưng vẫn còn mang tính tự phát và chưa phát huy hết ý nghĩa”.
Ông Trung chia sẻ: “Tình yêu bóng đá của người Việt Nam không thua bất cứ một quốc gia nào trên thế giới nên cũng rất dễ hiểu vì sao các giải bóng đá phong trào thường nhận được sự hưởng ứng của người dân ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Suốt bao năm qua giải đấu bóng đá phong trào vẫn không ngừng lớn mạnh và phát triển”.
Từ đó, ông Trung cho rằng, phải nhìn nhận bóng đá phong trào nói chung và đặc biệt là bóng đá học đường nói riêng là tiền đề, là nền móng cho sự phát triển của cả nền bóng đá quốc gia.
“Mới đây tôi có tham dự giải Cúp bóng đá cộng đồng do LĐBĐ Na Uy và tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp tổ chức từ ngày 8/6 đến ngày 11/6. Giải đấu đã thực sự để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng” - Ông Trung kể - “Giải đã thu hút tới 341 đội bóng với gần 3.500 VĐV đến từ các trường tiểu học, trung học cơ sở, các trung tâm bảo trợ xã hội và hơn 1.000 HLV, trọng tài, giám sát và hướng dẫn viên kỹ năng sống”.
Điều ông Trung tâm đắc là đến với giải đấu này, các em không chỉ chơi bóng mà còn có được giao lưu, học hỏi, trau dồi những kỹ năng sống bổ ích. Cũng từ giải đấu mà các nhà chuyên môn có thể phát hiện thêm những viên ngọc thô, những mầm non tài năng cho bóng đá nước nhà. Dù nhiều giải bóng đá phong trào dành cho trẻ em được tổ chức nhưng không phải giải đấu nào cũng có thể phát huy được ý nghĩa, giá trị, vai trò như giải bóng đá cộng đồng được tổ chức ở Thừa Thiên-Huế.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn đó những giải đấu chưa thực sự tốt khi khâu tổ chức, quản lý, điều hành còn mang nặng tính tự phát và đặt nặng tính hình thức và bệnh thành tích.
Chính vì thế, theo ông Trung, trong thời gian tới VFF sẽ có những kế hoạch cụ thể để đưa bóng đá phong trào phát triển thực chất, đúng hướng và phát huy tối đa vai trò và ý nghĩa to lớn của nó. Trước mắt, VFF sẽ tăng cường sự chỉ đạo giám sát tới các giải đấu ở các lứa tuổi khác nhau như U11, U13, U15… hay các giải bóng đá học sinh, sinh viên, giải trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…
“Chúng tôi sẽ chú trọng nhân rộng phát triển các mô hình bóng đá phong trào, đăc biệt bóng đá học đường ở các địa phương trên toàn quốc để làm cho các giải đấu chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn xứng đáng với vai trò và ý nghĩa của nó” – ông Trung khẳng định.
Đức Huân (ghi)
Thể thao & Văn hoá
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất