6 điều đặc biệt quanh những chiếc phong bì của giải Oscar

23/02/2015 11:36 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Những bức tượng vàng sáng lấp lánh là biểu tượng của giải Oscar. Tuy nhiên vẫn còn một hiện vật nữa mang tính biểu tượng mà người ta ít nhắc tới.

Chỉ nặng khoảng 1 lạng và được hàng triệu khán giả trên thế giới nhìn thấy, đó là chiếc phong bì chứa tên những người đoạt giải Oscar. Chiếc phong bì được tạo ra với mục đích ban đầu là chống việc rò rỉ tên người chiến thắng ra với báo giới. Tuy nhiên phong bì vẫn có một số bí mật thú vị của riêng nó.  

Dưới đây là 6 điều người ta ít biết về các phong bì Oscar nổi tiếng.

1. Chiếc phong bì trẻ tuổi hơn giải Oscar

Mặc dù năm nay là lần thứ 87 diễn ra lễ trao giải Oscar, chiếc phong bì mới chỉ mừng sinh nhật thứ 75 của nó.

Khi giải Oscars bắt đầu được trao vào năm 1929, những người chiến thắng được thông báo về giải thưởng trước 3 tháng. Điều này thay đổi vào năm 1930, khi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ phân phát danh sách tên người chiến thắng cho báo chí, với yêu cầu không xuất bản cho tới 11 giờ đêm - đêm diễn ra lễ trao giải.

Thật không may, vào năm 1939, tờ Los Angeles Times đã vội vã công bố tên người chiến thắng trước lễ trao giải. Vậy là người ta đã làm ra những chiếc phong bì để ngăn không cho báo chí đăng tên người chiến thắng và làm hỏng sự bất ngờ của đêm trao giải.

2. Phong bì mới được thiết kế lại chỉ cách đây 5 năm

Chiếc phong bì đã đồng hành cùng giải Oscar trong hàng thập kỷ, nhưng nó chỉ thành biểu tượng sau khi được Marc Friedland, một nhà thiết kế ở Los Angeles, làm lại cách đây 5 năm.

Thiết kế mới sử dụng một loại giấy vàng đặc biệt ở mặt ngoài, mặt trong có các bức tượng vàng Oscar in trên nền màu đỏ đẹp mắt. Thiết kế mới đã thu hút sự chú ý của Tom Hanks, người khi bước lên sân khấu hồi năm 2011 đã nói rằng chiếc phong bì mới là một tác phẩm nghệ thuật.

3. Có 2 bộ phong bì phụ ngoài 1 bộ chính

Dù chỉ 24 chiếc phong bì xuất hiện trong buổi truyền hình trực tiếp lễ trao giải Oscar, có 3 bộ phong bì được sản xuất cả thảy. Việc này đưa tổng số phong bì lên con số 72.

Nguyên nhân do 2 bộ phong bì còn lại để dùng trong trường hợp khẩn cấp, đề phòng tình huống bộ phong bì chính không thể tới buổi lễ trao giải kịp giờ vì lý do nào đó.

Đội sản xuất cũng làm ra 363 tấm thiếp in tên người thắng cuộc. Các tấm thiếp này có tên của mọi ứng viên. Tuy nhiên việc tấm thiếp nào được nhét vào phong bì sẽ diễn ra tại điểm khác nằm ngoài nơi sản xuất, trong một tiến trình lựa chọn vô cùng bí mật của Viện Hàn lâm.

Marc Friedland và mẫu phong bì Oscar được ông thiết kế lại


4. Mất 3 tuần để làm các phong bì

Những chiếc phong bì đều là sản phẩm thủ công, do các nghệ sĩ ở studio nghệ thuật của Friedland sản xuất. Việc sản xuất 72 phong bì phục vụ lễ trao giải cần tổng cộng 110 giờ công.

Người ta cần nhiều vật liệu cao cấp để làm các phong bì như giấy kim loại đặc biệt, nhập khẩu từ một xưởng giấy nhỏ ở Đức, bên cạnh số vải satin đỏ dài tới 40 mét để làm nơ.

5. Các phong bì được bảo vệ cẩn mật

Công ty Price Waterhouse and Coopers chịu trách nhiệm kiểm đếm phiếu bầu giải Oscar của Viện Hàn lâm trong 81 năm trời. Công ty cẩn thận che giấu danh tính của người thắng cuộc và bảo vệ các phong bì cho tới tận đêm trao giải Oscar.

6. Mỗi năm chỉ có 24/72 phong bì còn tồn tại

Dù có 72 chiếc phong bì được tạo ra, chỉ 24 chiếc lên được sân khấu. Người đoạt giải sẽ cầm cả tượng vàng lẫn phong bì vàng về nhà. Số phong bì còn lại sẽ bị hủy hết, nhằm tránh việc người ta mang chúng ra bán, thu lời. Theo Friedland, việc hủy bỏ phong bì dư thừa còn là để bảo toàn giá trị lịch sử của các phong bì đã được trao.

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link