Phát hiện cách thức bệnh Covid-19 gây tổn thương tim

30/09/2022 22:41 GMT+7 | Tin tức 24h

Các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland của Australia đã phát hiện ra cách thức bệnh COVID-19 gây tổn thương tim, mở ra hướng nghiên cứu về các biện pháp điều trị mới hiệu quả trong tương lai.    

Dịch Covid-19: Số mắc mới tăng nhẹ lên 1.470 bệnh nhân, hơn 100 F0 nặng đang điều trị

Dịch Covid-19: Số mắc mới tăng nhẹ lên 1.470 bệnh nhân, hơn 100 F0 nặng đang điều trị

Chiều 30/9, Bộ Y tế cho biết, trong ngày có 1.470 ca COVID-19 mới, tăng gần 500 ca so với hôm qua; gần 1.000 bệnh nhân khỏi và không có trường hợp nào tử vong.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Immunology (Miễn dịch học) cho biết mặc dù cả bệnh COVID-19 và bệnh cúm đều do virus gây bệnh về đường hô hấp, nhưng 2 căn bệnh này ảnh hưởng đến các mô tim theo cách hoàn toàn khác nhau. Nghiên cứu phân tích mô tim thật của con người, thu thập trong quá trình khám nghiệm tử thi của 7 bệnh nhân tử vong do COVID-19 ở Brazil, 2 người tử vong do bệnh cúm và 6 bệnh nhân đối chứng.   

Kết quả phân tích, so sánh ban đầu cho thấy bệnh COVID-19 gây tổn thương ADN trong  các mô tim, trong khi hiện tượng này không được phát hiện ở các mẫu cơ tim của bệnh nhân tử vong do cúm. Giáo sư John Fraser cho biết: "Khi nghiên cứu các mẫu mô tim của bệnh nhân mắc cúm, chúng tôi nhận ra rằng bệnh cúm gây ra tình trạng viêm cơ tim quá mức.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Otemachi, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Trong khi đó, virus (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 đã tấn công ADN của mô tim, có thể trực tiếp chứ không phải là một tác nhân gây viêm." Theo giáo sư, nghiên cứu cho thấy 2 loại virus này dường như tác động đến mô tim rất khác nhau và điều này cần phải tìm hiểu thêm trong các nghiên cứu quy mô lớn hơn.    

Trong khi đó, nhà nghiên cứu của Viện Diamantina thuộc Đại học Queensland, ông Arutha Kulasinghe cho biết các chuyên gia không thể phát hiện dấu vết của virus trong mô tim của bệnh nhân COVID-19, nhưng họ nhận thấy các thay đổi mô liên quan đến việc sửa chữa và gây tổn thương ADN.

Theo ông, cơ chế gây tổn thương và sửa chữa ADN thúc đẩy sự mất ổn định hệ gene và có liên quan đến các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, bệnh động mạch vành và các rối loạn thoái hóa thần kinh.   

So sánh với dịch cúm năm 2009 thì COVID-19 gây ra các bệnh về tim mạch nghiêm trọng và kéo dài hơn ở người bệnh sau này. Điều này đã chứng minh rõ ràng là COVID-19  không giống như bệnh cúm.    

Các nhà khoa học nhấn mạnh nghiên cứu này giúp họ hiểu COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến trái tim con người và đây là bước đầu tiên để tìm ra những phương pháp điều trị hiệu quả nhất các bệnh tim mạch ở bệnh nhân COVID-19.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link