24/03/2012 07:47 GMT+7 | Thế giới
Giải trình với Chính phủ, Bộ GTVT giữ nguyên mức thu phí
hạn chế phương tiện cá nhân: Áp dụng mức thu phí đối với ô tô từ 20
triệu đồng/năm đến 50 triệu đồng/năm; thu mô tô từ 500.000 đồng/năm đến 1
triệu đồng/năm. Theo tính toán, số lượng ô tô cá nhân bị tác động từ chính sách trên là hơn 612 ngàn xe. Riêng ô tô của cơ quan nhà nước được miễn. |
Phí giao thông trên thế giới
-Việc thu phí lưu hành xe tải được Đức áp dụng từ tháng 1-2005, với mức
phí 0,09-0,14 euro (2.500-3.900 đồng)/km, tùy mức phát thải của xe và số
lượng trục xe. Áo áp dụng việc thu phí tương tự (nhưng với công nghệ
đơn giản hơn) từ năm 2004. -Từ năm 2003, thủ đô London của Anh thu phí xe vào khu trung tâm (năm 2007 bổ sung khu phía tây). Mức phí ban đầu là 5 bảng (165.000 đồng), sau đó tăng dần, chủ xe phải trả; nếu không trả sẽ bị phạt ít nhất 50 bảng (1.650.000 đồng). Anh dự định thu phí đối với tất cả xe đăng ký trong nước, kể từ 2013. Mức phí dự kiến được tính theo số kilômét mà xe đi trên đường, dao động tùy theo thời gian, loại đường và loại xe. -Mỹ bắt đầu áp dụng thu phí tắc nghẽn cầu đường vào năm 1995 ở bang California. Hiện nay, chính sách áp dụng phổ biến ở nhiều đường cao tốc, cầu, hầm là cho phép người dùng xe chở 1 người sử dụng làn đường dành cho xe chở nhiều người nếu họ trả phí. Nếu đi trên làn đường đông đúc bên cạnh thì vẫn được miễn phí. -Singapore: Bất kỳ ai muốn mua ôtô hoặc môtô phải tham gia đấu giá để có được giấy phép lưu hành. Phí đăng ký xe là 1.000 USD (xe tư) và 5.000 USD (xe công ty). Khi xe được đăng ký lần đầu, chủ xe phải nộp thêm phụ phí. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất