(TT&VH) - Khi trailer dài chưa đầy 3 phút và một số ảnh phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long xuất hiện trên mạng internet, bộ phim dài gần 900 phút này lập tức bị “soi” cực kỳ kỹ. “Người trong cuộc” - những người thực hiện và đã xem trọn vẹn 19 tập nói gì về bộ phim này?
4 vấn đề phải “chỉnh sửa, xử lý”
Đó là nhận xét được Hội đồng trung ương thẩm định phim truyện và lãnh đạo Cục Điện ảnh đưa ra.
Cụ thể, Hội đồng này cho rằng: Các nhà làm phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long đã xây dựng được một bộ phim có tính chuyên nghiệp cao, hấp dẫn người xem, dàn diễn viên thể hiện xuất sắc ở tất cả các tuyến nhân vật, việc thể hiện nhân vật Lê Long Đĩnh đã được làm theo đúng góp ý trong văn bản giám định kịch bản.
Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long
Tuy nhiên, sau khi xem phim, Hội đồng cũng đề nghị: “Vì đa số các cảnh quay được thực hiện tại Trung Quốc, nên có thể dễ gây cho người xem có cảm nhận đây là một bộ phim truyền hình của Trung Quốc, một số chi tiết và lịch sử cần được tái hiện làm đúng với lịch sử để tránh phim mang dáng dấp dã sử của Trung Quốc như giám định kịch bản đã nêu. Đề nghị chỉnh sửa và xử lý một số vấn đề sau:
1. Cắt một số cảnh quay quá quen thuộc của Trung Quốc dễ gây sự hiểu nhầm cho khán giả như cảnh vua đi lại ở cầu dích dắc trên mặt hồ, một số đại cảnh có đông diễn viên là người Trung Quốc, trang phục Trung Quốc, sửa lại một số lời thoại mang dáng dấp của phim dã sử Trung Quốc cùng một số lời thoại hiện đại.
2. Bỏ bớt lời thoại của Lý Công Uẩn nói với vua Lê Hoàn về việc nhà Chu 800 năm hưng thịnh để lặp lại, cảnh đứng trước núi cao lại khen đây là thành Đại La.
3. Một số vấn đề liên quan đến lịch sử cần sửa lại (phần này đã được góp ý trong văn bản giám định kịch bản là cần phải bám vào chính sử để thể hiện), như việc Lê Hoàn lên ngôi và cuộc kháng chiến chống quân Tống, sự kiện Lê Hoàn đánh Tống được ghi trong sử như một trong những trang oai hùng tại sông Bạch Đằng, Tây Kết nhưng trong phim lại đưa ra một địa danh không có thực là Chu Tước như vậy là sai với lịch sử. Câu nói Lê Hoàn ra lệnh cho quân sĩ ai đánh thì chém đầu, cẩm nang của sư Vạn Hạnh không cần đánh sau 21 ngày quân giặc tự động rút lui sẽ gây ra suy diễn, việc lập Quốc sư cho Vạn Hạnh, câu nói về con Lý Công Uẩn sau này đi thi sẽ đỗ Trạng Nguyên không hợp vì thời đó chưa có Trạng Nguyên.
4. Chỉnh sửa lại phần kết, để làm sao thể hiện được đây là nhu cầu phát triển của nước Đại Cồ Việt cần có một kinh đô xứng tầm mà Lý Công Uẩn sáng suốt nhận ra, chứ không phải là bắt chước Trung Quốc”.
“Những chỉnh sửa chỉ là tiểu tiết”?
Ngày 14/9, TT&VH đã liên hệ với nhà sản xuất bộ phim này - Công ty Truyền thông Trường Thành. Ông Trịnh Văn Sơn (Giám đốc công ty) cho biết, ông là người chấp bút cho kịch bản và cố vấn là nhà biên kịch Trung Quốc, Kha Chương Hòa. Sau hơn nửa năm trời ông Sơn cùng ê-kíp làm phim “ăn nằm, ở dề” tại trường quay Hoành Điếm (Trung Quốc) và gần một tháng thực hiện khoảng 30% cảnh quay tại VN, ông khẳng định, kịch bản bám sát các sự kiện lịch sử được phản ánh trong sử sách, đặc biệt là cuốn Đại Việt sử ký toàn thư và tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định kịch bản của Cục Điện ảnh VN trước khi đưa vào sản xuất.
Ông Sơn cũng cho phóng viên xem bộ hồ sơ chi tiết về các mẫu phác thảo trang phục và phác thảo các cảnh quay lên tới hàng chục cuốn.
“Để thực hiện bộ phim này, chúng tôi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tham vấn các chuyên gia đầu ngành trong nước và mời hợp tác những người có uy tín ở từng lĩnh vực chuyên sâu. Chẳng hạn, về phục trang, GS-TS Đoàn Thị Tình (Trung tâm Bảo tồn phát huy nghệ thuật dân tộc) đã chụp ảnh các tượng thờ, tượng điêu khắc và tượng đá ở đền chùa VN và trên cơ sở đó, vẽ phác thảo từng trang phục. Ở mỗi bản vẽ, chúng tôi đều có sự so sánh, đối chiếu với các trang phục cùng thời của Trung Quốc và nhận ra các trang phục VN có nhiều điểm khác nếu không muốn nói là đẹp và cầu kỳ hơn. Cũng có những trang phục về cơ bản giống nhau nhưng họa tiết hay hoa văn trên thân áo, ống tay khác hẳn. Các mẫu thiết kế bối cảnh do hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng phác thảo, cùng với hoạ sĩ người Trung Quốc thống nhất và thường phải có ba phương án đưa ra để chọn bối cảnh hay trang phục hợp lý hơn cả”, ông Sơn nói.
Ông Sơn khẳng định những chỉnh sửa chỉ là tiểu tiết. Ông cùng các nhà làm phim đã sớm thực hiện theo yêu cầu của hội đồng và hy vọng phim sẽ sớm ra mắt khán giả.
Bài 2: Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long: Nhìn từ bên ngoài
Tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật: “Đất nước trọn niềm vui” truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh truyền hình trong cả nước.
Không cần đến những ngôi sao gạo cội, tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan vẫn thắng thuyết phục chủ nhà Hàn Quốc hai trận liên tiếp với cùng tỷ số 3-1 trong giải giao hữu Thái - Hàn 2025.
Ngoại hạng Anh vòng 33: Trong khi Arsenal đại thắng 4-0 trên sân Ipswich Town thì Chelsea phải chờ đến những phút cuối để ngược dòng giành chiến thắng 2-1 trước Fulham.
Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 20/4, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội kết hợp cùng Hội Cựu chiến binh Phòng không – Không quân tổ chức Lễ tưởng niệm, tri ân Anh hùng liệt sỹ lực lượng Phòng không – Không quân.
Hai trận đấu cùng diễn ra lúc 18h00 ở vòng 19 V-League giữa SHB Đà Nẵng và Thép Xanh Nam Định và giữa SLNA và Quảng Nam đều kết thúc bất phân thắng bại.
Ngay sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước, giá vàng trong nước ngày 19/4 lại được các doanh nghiệp kinh doanh điều chỉnh giảm mạnh.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 131% so với năm 2024.
Ngày 20/4, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Quảng Ninh) thông tin, đơn vị này vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 cá nhân về hành vi đăng tải thông tin có nội dung xúc phạm uy tín, danh dự của lực lượng Công an nhân dân.