Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa

01/10/2018 20:52 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, ngày 1/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo về vấn đề độc quyền xuất bản sách giáo khoa.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Xuất bản hiện hành, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị duy nhất được giao xuất bản sách giáo khoa. Từ cuối năm 2017 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thêm 5 nhà xuất bản được tham gia xuất bản sách giáo khoa và sẽ tiếp tục xem xét mở rộng cấp phép.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa

Về tỷ lệ chiết khấu sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Sách giáo khoa là mặt hàng thuộc diện quản lý giá của Nhà nước và được trợ giá, có tỷ lệ chiết khấu khi phát hành từ 20 - 25%, thấp hơn mức trung bình so với tỷ lệ chiết khấu các loại sách khác là từ 35 - 40%”.

Hiện, tỷ lệ tái sử dụng sách giáo khoa khoảng 35%. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh không làm bài tập trực tiếp vào sách giáo khoa để nhắc nhở, rèn học sinh ý thức giữ gìn đồ vật, tài sản. Tuy nhiên, có thực tế là nhiều phụ huynh muốn con em mình viết trực tiếp vào sách giáo khoa.

Phát biểu về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ: Có độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục và tình trạng này đã được phân tích khi xây dựng Đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phải xóa độc quyền. Tinh thần này đã được thể hiện trong Đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng như việc cấp phép thêm các nhà xuất bản như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, không chỉ có độc quyền sách giáo khoa, thực tế nhiều trường bằng cách này hay cách khác “ép” học sinh, phụ huynh mua sách tham khảo để hưởng hoa hồng. Đây là một trong những biểu hiện rõ của tiêu cực trong giáo dục. Từ năm 2014, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tập trung chấn chỉnh tình trạng “ép” may đồng phục, “ép” mua sách. Bộ cũng đã có các văn bản chỉ đạo nhưng về sách chưa có chuyển biến rõ như với đồng phục. Bộ cần chỉ đạo quyết liệt hơn. Những nơi vi phạm cần xử lý nghiêm. “Các ý kiến phát biểu, chất vấn của một số đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa trong một số phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây là xác đáng. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản báo cáo, giải trình rõ”, Phó Thủ tướng nói./.

TTXVN

VIDEO: Cần xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa

VIDEO: Cần xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa

Xuất bản, in, phát hành SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội công bố, chiết khấu SGK lên tới 25%, tương đương 250 tỷ đồng/năm trong khi Nhà Xuất bản Giáo dục VN liên tục báo lỗ, điều này khiến dư luận băn khoăn. Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào?

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link