08/02/2021 06:37 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Bản tin 6h ngày 8/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 4 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh. Việt Nam hiện có 2.005 bệnh nhân
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6h ngày 08/02: Việt Nam có tổng cộng 1115 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 422 ca.
- Tính từ 18h ngày 07/02 đến 6h ngày 08/02: 4 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Thông tin ca mắc mới: 04 CA MẮC MỚI (BN2002-BN2005) là các ca cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
- CA BỆNH 2002 (BN2002): nam, 41 tuổi, có địa chỉ tại phường 15, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- CA BỆNH 2003 (BN2003): nam, 30 tuổi, có địa chỉ tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP. Hồ Chí Minh;
- CA BỆNH 2004 (BN2004): nam, 28 tuổi, có địa chỉ tại phường Thạnh Lộc, quận 12, TP. Hồ Chí Minh;
- CA BỆNH 2005 (BN2005): nam, 32 tuổi, có địa chỉ tại phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Các bệnh nhân trên là nhân viên bốc xếp hàng, hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất, cùng chung 1 đội với BN1979, có giao tiếp với nhau, công việc không có tiếp xúc với hành khách.
Hiện đang tiếp tục điều tra mở rộng. Hiện 4 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 83.104, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 759
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.098
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 58.247.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.472 bệnh nhân COVID-19.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 17 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 6 ca, số ca âm tính lần 3 là 3 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.
Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là người trực tiếp tham gia Đoàn công tác chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Hải Dương. Theo ông, tình hình các ổ dịch nguy hiểm nhất cơ bản đã được khống chế và được "khóa chặt", không còn khả năng lây lan cho cộng đồng như ổ dịch tại sân bay Vân Đồn, ổ dịch tại công ty Poyun, Chí Linh, Hải Dương. Ngoài ra các ổ dịch xâm nhập ở các địa phương khác cũng đã được khoanh vùng xử lý triệt để ngay. Tuy nhiên, theo PGS Dương chống dịch chưa bao giờ là đơn giản, luôn có những tình huống mới nảy sinh phức tạp. "Chính vì vậy tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng không được phép lơ là, chủ quan và phải cùng nhau chống dịch với những nỗ lực cao nhất"- PGS.TS Trần Như Dương lưu ý. Theo PGS.TS Trần Như Dương Chiến lược gộp mẫu (từ 5 lên 10-12) hoàn toàn có cơ sở khoa học vững chắc và rõ ràng. Có rất nhiều nghiên cứu quốc tế cũng như nhiều nước đã áp dụng chiến lược này. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã khẳng định việc gộp nhiều mẫu trong một lần xét nghiệm là hoàn toàn khả thi, chính xác, tin cậy với độ nhậy và độ đặc hiệu cao tương đương như khi ta làm mẫu đơn. Chính nhờ có những căn cứ khoa học rõ ràng như vậy mà Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn thực hiện trong toàn quốc. |
Theo Sức khỏe và đời sống
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất