19/09/2013 13:45 GMT+7 | Trong nước
Môn võ Taekwondo đã đi vào đời sống ở Zaatari, trại tị nạn lớn thứ 2 trên thế giới nằm ở Jordan, và một đội võ sư người Hàn Quốc cho biết, việc tập luyện môn võ thuật này đã mang lại nhiều tác động tích cực tới tinh thần các em, hơn là sự phô trương bề ngoài. Nó giúp tăng cường tinh thần kỷ luật và lòng tự trọng của những đứa trẻ bị tổn thương bởi nội chiến ở quê hương mình.
Cứu chữa tâm hồn
Hình ảnh quen thuộc về những đứa trẻ này là chúng thường đi chân trần, lấm lem bùn, đất dưới ánh nắng mặt trời nóng như thiêu như đốt, và thường chơi trò quen thuộc là ném đá vào nhau. Đôi khi những màn ném đá đó thu hút nhiều đứa trẻ đứng xem. Bọn trẻ còn chơi trận giả, bắt chước phiến quân chiến đấu chống lại quân đội chính quyền Syria.
“Tôi thấy trong tim những đứa trẻ ở đây tràn đầy thù hận. Tôi thấy có nhiều cháu bé cầm đá trên tay lăm lăm, sẵn sàng ném bất cứ ai” - võ sư Teakwodo Charles Lee kể về ấn tượng đầu tiên ông gặp những đứa trẻ Syria, giờ là đệ tử của ông.
Vị võ sư này hiện đứng đầu nhóm 5 người Hàn Quốc đang dạy môn võ cổ truyền của xứ sở kim chi cho khoảng 50 cậu bé Syria, với khung thời gian 2 lần mỗi tuần.
Các võ sinh Taekwondo tại trại tị nạn Zaatari |
Ibrahim al Hamidi, 13 tuổi, đến từ thành phố đầy bất ổn và đau thương Daraa, miền Nam Syria, cho biết: Taekwondo đã giúp những đứa trẻ như em sống tốt, có sức khỏe và ý chí hơn. “Taekwondo dạy cho chúng cháu điều thiện, đồng thời làm cho chúng cháu mạnh mẽ hơn. Nó cũng tốt cho thân thể và cơ bắp của chúng cháu, nó dạy cho chúng cháu cách tự vệ” - cậu bé nói.
Ali Badran, 13 tuổi, cũng đến từ Daraa, đã không ngớt lời khen: “Taekwondo thật tuyệt vời. Khi nào trở về Syria, cháu sẽ dạy võ cho học sinh Syria”. Cậu bé cho biết mong ước của mình sau khi đất nước hòa bình là trở thành một thầy giáo dạy võ.
Võ thuật thay trường học
Đến thời điểm hiện tại, việc dạy Taekwondo mới chỉ dành cho các bé trai, nhưng sẽ gồm cả các bé gái ở giai đoạn sau. Các võ sư Hàn Quốc cũng dạy võ cho 10 người lớn, hầu hết từng làm huấn luyện viên bóng đá, bởi trước khi rút khỏi đây, họ muốn trao các lớp học lại cho các vị thầy người bản địa.
Không có trường, có lớp, những đứa trẻ “chẳng còn có bất kỳ hệ thống giáo dục nào nữa trong cuộc sống của chúng” - đó là trăn trở của ông Mohamed Rashid, một huấn luyện viên người Syria.
“Nhưng chúng tôi nhận thấy thói quen tập võ có thể làm thay đổi các cháu nhỏ. Thậm chí còn hơn các trường học, bởi vì các cháu thực sự thích điều đó” - ông Rashid chia sẻ.
Rashid cho biết ông đã thấy được những kết quả tích cực. Chẳng hạn, các cậu bé đối xử tốt hơn với bạn bè mình. “Chỉ trong thời gian 1 tháng, thể trạng của các cháu đã thay đổi nhiều. Và các cháu cũng làm chủ tâm trí mình nhiều hơn” - thầy Rashid xúc động nói.
Trại tị nạn khổng lồ đa phần là trẻ em |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất