Chung kết Sao Mai toàn quốc 2011: Thiếu lửa sáng tạo

15/08/2011 09:53 GMT+7 | Âm nhạc

(TT&VH Online) – Một đêm diễn dài cho cả 9 thí sinh lọt vào Chung kết Sao Mai toàn quốc 2011, dòng nhạc thính phòng diễn ra vào tối qua (14/8) tại Trung tâm văn hóa thông tin Thừa Thiên Huế. Và thật buồn khi khó có thể tìm thấy một giọng ca cá tính xứng danh Sao Mai đúng như tên gọi chương trình.

Mở màn là bài hát Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận), thể hiện bởi tốp ca thí sinh từng đạt giải nhất phong cách thính phòng các mùa Sao Mai: Phương Nga (2001), Hoàng Tùng (2003), Tuấn Anh (2005), Lê Anh Dũng (2007), Lê Xuân Hảo (2009). Sân khấu được trang hoàng lộng lẫy, ánh sáng rực rỡ, mang đậm chất Huế với cung đình, áo dài thêu, nón, quạt. Không khí của Trung tâm văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế như được hâm nóng, khán giả háo hức chờ đợi phần biểu diễn của các thí sinh. Mỗi thí sinh trong vòng chung kết toàn quốc sẽ biểu diễn 2 ca khúc: tự chọn và bắt buộc. Và cả 9 thí sinh đã chọn giải pháp an toàn: họ hát những ca khúc kinh điển đã được thể hiện thành công bởi các ca sĩ đầu đàn. Nhiều ca khúc quen thuộc tới mức giải Sao Mai lần nào cũng “đến hẹn lại lên” như Những ngôi sao ca đêm (Phạm Tuyên), Khát vọng (Phạm Minh Tuấn), Tìm em (Trần Hoàn), Truyền thuyết Hồ Gươm (Huỳnh Phúc Thắng)….


Màn múa tưng bừng chào mừng chung kết giải Sao Mai 2011 dòng nhạc thính phòng

Nhưng vấn đề chính vẫn là cách hát của thí sinh. Nhiều thí sinh có cách xử lý ca khúc và phong cách biểu diễn na ná nhau. Phạm Khánh Ngọc (Hồ Chí Minh), Đào Thị Tố Loan (Hà Nội) có cách chọn bài giống với Nguyễn Hồng Nhung đạt giải nhì Sao Mai 2009. Bài hát là lạ Tháng Giêng mùa xuân còn sót lại được Nguyễn Huyền Hương thể hiện trong vòng khu vực tối qua lại được Nguyễn Khánh Ngọc thể hiện nhưng có phần hời hợt và kém sức sống hơn.

Hoàng Viết Danh, Ngô Văn Đức, Đào Văn Mác, Nguyễn Duy Quyết, 4 chàng trai từ các tỉnh Quảng Bình, Thái Bình, Hà Nội, Hà Tĩnh đều sở hữu giọng hát có kỹ thuật nhưng chưa đạt đến độ nhuần nhuyễn. Cách hát trả bài và có phần bị áp lực tâm lý của Hoàng Viết Danh, Nguyễn Duy Quyết khiến khán giả không hứng thú. Trong khi đó, mặc dù rất cố gắng, Phạm Khánh Ngọc cũng không góp thêm một đại biểu miền Nam đi tiếp vào vòng sau. Huyền Hương cũng là nữ thí sinh tiềm năng nhưng thật tiếc phải dừng cuộc thi tại đây khi cô lựa chọn 2 ca khúc khó: Mai (Xuân Ba) và Du kích sông Thao (Đỗ Nhuận).

Đào Thị Tố Loan, Vũ Thắng Lợi, Nguyễn Khánh Ly là 3 cái tên được xướng lên sẽ đi tiếp vào vòng trong. Đây cũng là 3 ứng cử viên sáng giá khi bắt đầu cuộc thi. Nguyễn Khánh Ly có lợi thế được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Cô cũng là người giành được giải Khán giả yêu thích nhất ở vòng thi khu vực miền Bắc.

Trong khi đó, quán quân miền Trung, chàng trai Quảng Ngãi có lợi thế về kinh nghiệm đi thi, phần biểu diễn của anh Lời con muốn nói mượt mà, Khúc hát đảo quê hương tha thiết là những điểm nhấn trong đêm thi này. Tố Loan, ngay từ đầu đã được đánh giá là “đậm chất” thính phòng nhất. Cô tự tin thể hiện giọng hát đẹp, kỹ thuật và bản lĩnh sân khấu qua 2 ca khúc: Ở rừng nhớ anh (An Thuyên) và Tiếng sáo (Phạm Minh Tuấn).

Một số hình ảnh tại đêm thi


Ca sĩ Sao Mai, Phương Nga (giữa) đã thành danh từ cuộc thi trước có mặt tại đêm Chung kết Sao Mai 2011, dòng nhạc thính phòng.


9 thí sinh sẽ tham gia vòng thi chung kết.


Bên trong sân khấu MC Danh Tùng phỏng vấn cảm tưởng của thí sinh trước khi ra thi.



Thí sinh Đào Thị Tố Loan với bài hát “Ở rừng nhớ anh” của Nhac sĩ An Thuyên



Thí sinh Đào Văn Mác



Thí sinh Hoàng Viết Danh



Các thành viên Ban giám khảo cũng căng thẳng để chấm thi


Thí sinh Nguyễn Khánh Ly (Bắc Giang) với bài hát “Khát vọng” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn.



Thí sinh Phạm Khánh Ngọc (TP.HCM) với bài hát “Tháng Giêng mùa xuân còn sót lại".



Ba gương mặt đầu tiên lọt vào vòng chung kết Sao mai 2011 toàn quốc. Từ trái sang: Đào Tổ Loan, Vũ Thắng Lợi, Nguyễn Khánh Ly.

Thùy Dung

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link