Sau kiểu đá 11m của Neymar bị cấm, kĩ năng 'nhảy chân sáo' của Jorginho hay Quế Ngọc Hải sẽ ra sao?

11/02/2025 11:30 GMT+7 | Bóng đá Quốc tế

Neymar từng có kiểu đá phạt đền tinh quái khi còn thi đấu tại quê nhà Brazil, nơi mà mọi người vẫn vô cùng yêu thích thứ bóng đá trình diễn. Kỹ thuật này sau đó đá bị cấm, và người ta chỉ còn được chứng kiến những kiểu sút "na ná" vậy.

FIFA cấm kỹ thuật đá phạt đền của Neymar vì … quá hiệu quả

Trong giới bóng đá, có không ít các kỹ thuật đặc trưng để các cầu thủ phô diễn tài năng. Neymar là một ví dụ điển hình. Trước nay, người ta coi Neymar là một trong những cầu thủ có kỹ thuật tốt nhất trong lịch sử làng túc cầu, một vũ công Samba thực thụ với lối đá trình diễn đầy cuốn hút. Giống như Panenka, Neymar cũng từng có riêng cho mình một kiểu đá phạt đền độc đáo và có tính hiệu quả cao. Kiểu đá này có tên là Paradinha và rất được các cầu thủ Nam Mỹ ưa chuộng. Song tiếc là, kỹ thuật này hiệu quả đến mức bị FIFA coi đó là một kỹ thuật phi thể thao và đã ban hành lệnh cấm.

FIFA cấm kỹ thuật đá Penalty của Neymar

tFIFA cấm kỹ thuật đá Penalty của Neymar khi anh còn chơi cho Santos

Theo thống kê, Neymar đã thực hiện thành công 11 cú sút từ chấm 11m trên tổng số 14 lần khi còn thi đấu cho Santos. Trong đó, ít nhất 5 lần siêu sao người Brazil đã thực hiện kỹ thuật độc đáo của mình. Anh chạy đà, khựng lại một nhịp và có động tác giả để "nhứ" thủ môn đối phương. Rất nhiều thủ môn đã bị đánh lừa bời động tác này và thực hiện pha đổ người. Việc còn lại của Neymar là quá đơn giản khi chỉ cần đưa bóng vào góc còn lại bị bỏ trống. Tính hiệu quả quá cao, thậm chí còn biến thủ môn đối phương thành một gã hề. Nhưng đã bắt đầu có những nghi ngại về việc kỹ thuật này lan rộng sẽ khiến bóng đá mất đi một phần thú vị. Quả thực, kiểu sút phạt đền như vậy khiến các thủ môn gần như không còn bất kỳ cơ hội nào để cản phá.

Kĩ năng đá 11m của Neymar vừa bị FIFA cấm

Đỉnh điểm trong một trận đấu thuộc giải vô địch Brazil, khi cầu thủ Lima thực hiện kỹ thuật này, thủ môn Werden của CLB Brusque sau khi đổ người đã cố gắng bật ngược lại để cản phá cú sút khi biết mình bị lừa. Kết quả, Werden đã bị gãy tay và phải nghỉ thi đấu dài ngày. Nhận thấy những tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng, FIFA đã chính thức ban hành luật cấm kỹ thuật này vào năm 2010. Quy định này ghi rõ: "Việc giả bộ sút bóng sau khi đã hoàn tất quá trình chạy đà bị coi là vi phạm luật 14. Đó là hành vi phi thể thao và các cầu thủ cần phải được cảnh báo về điều này". FIFA cũng cho biết thêm, bất cứ cầu thủ nào cố tình làm động tác giả khi đá phạt đền để sút bóng vào lưới sẽ bị phạt thẻ vàng. Ngoài ra, họ còn phải thực hiện lại cú sút, bất kể lần thực hiện trước đó có thành công hay không.

Kiểu đá 'nhảy chân sáo' của Jorginho hay Quế Ngọc Hải có bị cấm?

Có một sự khác biệt giữa kiểu sút Paradinha và kiểu "nhảy chân sáo" của Jorginho hay Quế Ngọc Hải. Nếu để ý chi tiết, chúng ta sẽ thấy cách Neymar thực hiện là vung chân rồi giả vờ sút, có nghĩa rằng một động tác giả cú sút đã được đưa ra. Điều này khiến các thủ môn không có cách nào khác ngoài việc phán đoán hướng bóng và đổ người. Sau đó, Neymar mới thực hiện lại động tác sút lần thứ hai, và lần này là sút thật. Nhưng ở thời điểm đó, hầu hết các thủ môn đều đã bay người, và khoảng trống còn lại quá lớn. Các thủ môn cũng đang ở tư thế nằm và không thể phản xạ kịp, chưa nói đến những trường hợp "cố quá thành quá cố" như thủ môn Werden.

Kiểu đá phạt của Neymar bị cấm, tại sao Jorginho, Quế Ngọc Hải vẫn thực hiện? - Ảnh 3.

Jorinho và Quế Ngọc Hải thường xuyên đá kiểu "nhảy chân sáo" trên chấm phạt đền

Kiểu sút "nhảy chân sáo" có thể được xem như là một biến thể của kỹ thuật Paradinha. Khi chạy đà, những cầu thủ như Jorginho hay Hải Quế đều khựng lại một nhịp trước bóng. Nhưng thay vì giả vờ sút, họ chỉ vung cao chân sút hơn bình thường một chút, đồng thời có chân trụ bật nhẹ. Điều này có thể gây ra thêm một chút khó khăn cho thủ thành đối phương trong khâu phán đoán, nhưng cũng làm lực sút giảm đi đáng kể. Kiểu sút này không vi phạm luật 14 của FIFA vì không phải là một hành động "giả bộ sút bóng". So với Paradinha, "nhảy chân sáo" chỉ mang lại hiệu quả tương đối và vẫn chưa có động thái nào từ FIFA nhắm vào việc cấm hay hạn chế kỹ thuật này.

Xét cho cùng, những kỹ thuật mang tính trình diễn là đặc trưng của bóng đá và rất nhiều môn thể thao khác. Nó thể hiện được khả năng thiên phú, đồng thời là cảm hứng và tình yêu mà người chơi dành cho thể thao. Việc ban hành các lệnh cấm phần nào làm giảm đi màu sắc và tính đa dạng, cá nhân hóa - điều khiến thể thao có một sức hút mãnh liệt. Nhưng quả là trong thi đấu đỉnh cao, các lệnh cấm hợp lí là cần thiết để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các cầu thủ. 


Duy Bằng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link