05/01/2019 22:14 GMT+7 | Bóng đá Việt
(Thethaovanhoa.vn) - Chức vô địch AFF Cup 2018 dĩ nhiên là một nền tảng thuận lợi về mặt tâm lý cho đội tuyển Việt Nam trước thềm Asian Cup 2019. Nhưng có lẽ thầy trò HLV Park Hang Seo cũng thừa hiểu rằng đó không phải sự đảm bảo cho thành công ở UAE sắp tới.
Xem lễ khai mạc Asian Cup 2019 (22h30) và trận UAE vs Bahrain (23h00, 5/1)
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
1. Thái Lan, ông anh cả của khu vực Đông Nam Á với 5 chức vô địch khu vực, đã bao giờ vượt qua vòng bảng Asian Cup? Câu trả lời là đúng một lần, vào năm 1972, khi họ là nước chủ nhà. Nhưng ở giải đấy, họ không thắng nổi trận nào, và chỉ giành giải ba sau khi vượt qua Cộng hòa Khmer (Campuchia ngày nay) bằng loạt đá luân lưu.
Vả lại, bóng đá hồi ấy rất khác bây giờ. Ở hai VCK đầu tiên, đội tuyển miền Nam Việt Nam còn hai lần đứng thứ 4 châu Á, Miến Điện (Myanmar hiện tại) là một quyền lực của bóng đá châu lục khi giành 2 tấm HCV ASIAD 1966, 1970, và lọt vào đến chung kết Asian Cup 1968 (thua Iran). Những đội như Ấn Độ, Hồng Kông, hay Cộng hòa Khmer cũng vào đến bán kết, chung kết.
20 năm sau chiến tích đó, Thái Lan mới giành quyền dự VCK, nhưng họ đều bị loại ngay từ vòng bảng, và thậm chí thắng được vỏn vẹn 1 trận (tại Asian Cup 2007, khi họ là đồng chủ nhà), dù sở hữu thế hệ vàng với Kiatisuk Sennamuang, Natipong. Ở hai giải năm 2011 và 2015, Thái Lan thậm chí còn không qua nổi vòng bảng. Các nhà vô địch khu vực khác cũng chẳng khá khẩm hơn. Singapore (4 lần giành AFF Cup) chỉ dự VCK đúng 1 lần với tư cách chủ nhà năm 1984 và bị loại từ vòng bảng. Malaysia bị loại ở vòng bảng trong cả ba lần dự VCK (1976, 1980, 2007). Rõ ràng mặt bằng chung của bóng đá Đông Nam Á vẫn còn thấp hơn hẳn so với sân chơi châu lục.
2. Nhưng đội tuyển Việt Nam là một ngoại lệ so với những nhà vô địch AFF Cup khác. Kể từ khi giải đấu khu vực này ra đời, chúng ta là đại diện duy nhất của Đông Nam Á vượt qua vòng bảng, một cách đường hoàng khi quật ngã UAE 2-0, cầm hòa Qatar 1-1, và thua Nhật Bản 1-4 ở vòng bảng, và sau đó, chỉ thua Iraq, đội sau đó bước lên ngôi vô địch.
Thế hệ từng làm nên chiến tích ấy cũng là nòng cốt của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Mười năm sau, chúng ta lại sản sinh ra một thế hệ thậm chí còn được đánh giá là tài năng hơn thế. Một thế hệ không chỉ tiếp bước đàn anh để vô địch AFF Cup 2018, mà chứng tỏ bản lĩnh của mình ở sân chơi châu lục như VCK U23 châu Á, ASIAD 2018. Thậm chí, rất nhiều người trong số đó còn dự World Cup U20 2017.
Hãy tạm quên AFF Cup đi, vì đó không phải sân chơi xứng tầm với Asian Cup. Nhưng tinh thần của Thường Châu tuyết trắng thì chắc chắn rất cần được khơi dậy ở UAE lần này.
1 Kể từ khi giải vô địch Đông Nam Á ra đời (1996), Việt Nam là nhà quán quân duy nhất của khu vực từng vượt qua vòng bảng Asian Cup. Trong khi đó, Thái Lan, Singapore, và Malaysia đều bị loại sớm. |
Tuấn Cương
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất