29/07/2012 06:59 GMT+7 | Âm nhạc
(TT&VH) - Dù mới chỉ ở dạng dự thảo, bảng biểu giá về mức thu tác quyền mà Cục bản quyền đang soạn thảo đã gây nên một số thắc mắc cho Trung tâm quyền tác giả Việt Nam (VCPMC) - đơn vị đại diện cho quyền lợi của khá nhiều nhạc sĩ hiện nay.
Cụ thể, theo dự thảo này, một mức giá cố định được đưa ra làm cơ sở thanh toán thù lao khi các bên liên quan không có sự nhất trí về tác quyền trong việc sử dụng bản ghi âm (không áp dụng với biểu diễn trực tiếp). Dự kiến, tỉ lệ phân chia của mức già này là 35 % (tác giả), 30% (người biểu diễn) và 35 % (nhà sản xuất, ghi hình).
Ngoài ra, việc sử dụng bản ghi âm trong các lĩnh vực như phát sóng truyền thanh, truyền hình, tại nhà hàng khách sạn, karaoke, vũ trường hay trong ngành bưu chính viễn thông... đều được xếp vào nhóm tác phẩm mà người dùng chỉ cần trả tiền chứ không phải xin phép.
|
Vài năm qua, trong hoạt động thu bản quyền của VCPMC, việc “dùng trước - trả sau” chỉ được áp dụng đối với các đài phát thanh và truyền hình.Còn lại, những đối tượng như chủ khách sạn, quán karaoke, công ty viễn thông...vẫn bắt buộc phải xin phép và đóng phí trực tiếp về bản quyền theo mức phí của VCPMC.
Theo Trung tâm này, việc thương lượng trực tiếp trên là hoàn toàn hợp lý vì áp dụng các điều 26 và 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.
“Nếu trao quyền “dùng trước - trả sau” cho các quán karaoke hay công ty viễn thông..., quyền lợi của các nhạc sĩ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Cách làm ấy đặt họ vào thế bị động, luôn phải chờ đối tượng sử dụng có đủ sự ...công tâm để tìm địa chỉ, liên lạc và gửi thù lao” - một chuyên viên của VCPMC cho biết.
Theo chuyên viên này, trong những năm qua, ngay việc “truy thu” phí bản quyền với các đài phát thanh, truyền hình cũng đã gây cho VCPMC khá nhiều mệt mỏi. Đơn cử, do không tìm được thỏa thuận chung, VCPMC vẫn chưa thể nhận tiền bản quyền ca khúc mà đài truyền hình kĩ thuật số VTC sử dụng trong suốt 7 năm qua.
Mặt khác, cũng theo VCPMC, nhiều nhạc sĩ có tên tuổi luôn muốn thỏa thuận trực tiếp về việc sử dụng bản ghi âm tác phẩm của mình trong những lĩnh vực nặng tính thương mại như clip quảng cáo hay nhạc chờ điện thoại. Mức giá trực tiếp mà họ đưa ra có thể lên tới vài ngàn USD hoặc vài chục triệu đồng với những ca khúc đang “hot” trên thị trường. Trong khi đó, nếu theo mức giá mà dự thảo đưa ra, số tiền nhạc sĩ được hưởng từ một ca khúc dùng làm nhạc chờ điện thoại chỉ có mức tối đa là... 3,8 triệu đồng/năm (35% của 8.000.000 đồng cho cả “gói” gồm nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất...)
“Cần linh hoạt hơn về mức giá”
Nếu theo mức giá mà dự thảo đưa ra, nhạc sĩ chỉ được hưởng tối đa 3,8 triệu đồng/năm từ một ca khúc dùng làm nhạc chờ điện thoại |
“Có thể lấy vụ kiện của ca sĩ Thái Thùy Linh về việc Album Bộ đội bị rất nhiều trang web sử dụng trái phép làm ví dụ. Nếu thông qua biểu giá này, các trang web đó không có gì sai và chỉ cần trả cho Thùy Linh số tiền ước chừng là 700.000 ca khúc/năm sau khi dùng”.
Về các mức phí, VCPMC cho rằng, việc Cục Bản quyền tác giả dự kiến đưa ra mức biểu giá để làm cơ sở thanh toán tác quyền là rất tích cực và tăng thêm ý thức về tuân thủ bản quyền đối với người dùng. Tuy nhiên, các mức giá này cũng cần có sự điều chỉnh cho linh hoạt hơn với thực tế”.
Cụ thể, theo Trung tâm này, việc áp dụng phí bản quyền với các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa có thể được hạ xuống thấp để phù hợp. Và đổi lại, các địa phương này cần tổ chức những chương trình tuyên truyền nhằm tăng cường ý thức tuân thủ bản quyền cho người dùng.
Được biết, trước đây VCPMC vẫn áp dụng cách làm này. Tuy nhiên, với mức giá “sàn” được quy định trong dự thảo, cách thu theo kiểu “linh hoạt” ấy rất khó để triển khai.
Thậm chí, theo VCPMC, việc tác giả ca khúc chỉ được hưởng 35% tổng mức phí thu cũng là điều mà dự thảo cần xem lại. Bởi, đối với các nước phát triển, quyền lợi của tác giả - người có vai trò quyết định khi sáng tác ca khúc - luôn được đề cao và dành cho mức thù lao tối thiểu vào khoảng 51%.
5.000 đồng/phút thơ trên đài phát thanh Một nhà thơ trao đổi với TT&VH lại cho rằng mức phí bản quyền 5.000 đồng/phút cho thơ và 10.000 đồng/phút cho văn xuôi (nếu được sử dụng trên sóng phát thanh) là chưa thật công bằng. Lý do: dù cùng tốn chất xám để sáng tác, nhưng thời gian đọc một bài thơ luôn... ngắn hơn thời gian đọc một truyện ngắn khá nhiều. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất