Tăng ca mỗi ngày, 12h đêm vẫn bị sếp réo tên, văn hoá nội bộ chỉ là những lời nịnh hót... nhưng mọi người vẫn khuyên tôi cố chịu đựng vì tầm này nghỉ việc là mất tất cả

09/02/2023 16:48 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

"Bây giờ không phải thời điểm để kén cá chọn canh. Nếu không tự làm giàu kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân, rất có thể bạn sẽ là người phải ra đi trước khi nộp đơn xin nghỉ việc", đó là câu nói của bạn khiến tôi phải nhìn lại chính mình.

Những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Amazon, Microsoft, và Meta từng được xem như là những nơi làm việc lý tưởng và an toàn nhất thì nay đã không hoàn toàn như vậy.

Alphabet - công ty mẹ của Google vừa có đợt sa thải nhân sự lớn nhất trong lịch sử khi đã cắt giảm 12.000 việc làm, tương đương 6% tổng số nhân viên. Microsoft cũng vừa thông báo họ sẽ cắt giảm 10.000 nhân sự trong năm tài chính 2023. Tính gộp lại, Google, Amazon, Microsoft và Meta đã sa thải tổng cộng 50.000 nhân viên. Trong đó, Meta của Mark Zuckerberg - công ty mẹ của Facebook, Instagram và WhatsApp đã cho nghỉ việc tổng cộng 11.000 nhân viên vào tháng 11 năm ngoái. Không chỉ vậy, nhiều công ty lớn khác như: Twitter, Spotify, Salesforce… cũng đã ra thông báo cắt giảm nhân sự vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Tăng ca mỗi ngày, 12h đêm vẫn bị sếp réo tên, văn hoá nội bộ chỉ là những lời nịnh hót...nhưng mọi người vẫn khuyên tôi cố chịu đựng vì tầm này nghỉ việc là mất tất cả - Ảnh 2.

Các công ty công nghệ đã cắt giảm hàng trăm nghìn nhân sự, gây nên cuộc khủng hoảng tâm lý trầm trọng cho người lao động

Theo một thống kê của trang Layoffs.fyi, đã có khoảng 200 công ty công nghệ trên toàn thế giới đã sa thải khoảng 60.000 nhân sự chỉ trong tháng 1/2023. Nếu tính từ đầu năm 2022, các công ty công nghệ đã cắt giảm gần 220.000 việc làm.

Làn sóng này cũng đang dần dịch chuyển đến cả các nước châu Á. Tại Hàn Quốc, các công ty công nghệ lớn như Naver, Kakao tuy không cắt giảm nhân sự hàng loạt, nhưng cũng thông báo rằng quá trình tuyển dụng nhân sự sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Trên thực tế, "ông lớn" Naver đã giảm số lượng tuyển dụng nhân viên mới trong năm nay tới 70% so với năm trước. Đối với Kakao, tình trạng cũng không khá hơn khi họ đã giảm số lượng tuyển dụng nhân viên mới xuống còn 2 con số thay vì 3 như trước đây. Song song đó, việc tổ chức lại các công ty con cũng đang được tiến hành.

Tại Việt Nam, "bão sa thải" dường như cũng đang gây nên nhiều tác động mạnh mẽ. Điều này ít nhiều tạo ra áp lực cho người lao động, thậm chí không dám "nhảy việc" vì sợ mình sẽ là người tiếp theo phải rời khỏi công ty.

Tinh thần chán nản nhưng vẫn phải cố chịu

Tuấn (25 tuổi) hiện đang làm ở vị trí nhân viên social cho một công ty tại Hà Nội. Nhiệm vụ của Tuấn là chịu trách nhiệm quản trị page Facebook, thiết kế video và tìm mọi cách để làm page trở nên thu hút người xem hơn.

Mới nghe thì ai cũng nghĩ công việc của Tuấn rất nhàn hạ lại còn được lướt web. Thế nhưng, chỉ những người trong nghề mới hiểu, cậu chẳng khác nào chăm con mọn. Ngày Tết cũng như ngày thường, mọi người có thể ung dung nghỉ vui chơi cùng bạn bè thì Tuấn vẫn ôm laptop để làm việc. Thậm chí, 12 giờ đêm vẫn ngồi canh tin tức để cập nhật lên page; đi cóp nhặt từng chiếc ảnh, từng video để tạo nên clip viral cho sếp hài lòng.

Mới đầu, Tuấn cảm thấy mọi thứ khá ổn. Bởi tuổi còn trẻ, lại là nhân viên mới nên cậu muốn đóng góp thật nhiều cho cơ quan, miễn sao tiền lương xứng đáng với công sức mà cậu đã bỏ ra.

Song, càng làm lâu thì Tuấn càng thấy ngộp thở. Sếp ngày càng quá đáng hơn, ép cậu làm việc liên tục bất chấp thời gian. Hiệu suất chỉ cần hơi giảm thì bị nhắc nhở ngay lập tức.

Người ta thường nói, đi làm vì đồng nghiệp nhưng Tuấn thì hoàn toàn ngược lại. Qua những buổi liên hoan, đi du lịch chung, Tuấn mới thấm thía câu nói trên đời này ngoài gia đình thì chẳng ai thật lòng với mình. Ai cũng chỉ nhăm nhe lấy lòng sếp, nịnh nhau bằng những câu nói sáo rỗng...còn sau lưng sẵn sàng đấu tố, nói xấu bất cứ lúc nào.

Tăng ca mỗi ngày, 12h đêm vẫn bị sếp réo tên, văn hoá nội bộ chỉ là những lời nịnh hót...nhưng mọi người vẫn khuyên tôi cố chịu đựng vì tầm này nghỉ việc là mất tất cả - Ảnh 3.

Tinh thần xuống dốc vì quá chán công ty nhưng không dám nộp đơn xin nghỉ việc

Hiện tại, Tuấn cảm thấy vô cùng chán nản, lời nói thúc giục cậu nghỉ việc luôn xuất hiện trong đầu. Tuy nhiên, khi cậu tâm sự với bạn thân và gia đình thì ai cũng khuyên cậu nên cố gắng chịu đựng. Thời gian này được coi là nhạy cảm, khi biết bao người bị đuổi việc vô lý thì cậu nên bám trụ, ít nhất là vẫn có tiền lương để lo cho cuộc sống. Còn hơn nghỉ việc rồi gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai.

"Bây giờ không phải thời điểm để kén cá chọn canh. Nếu không tự làm giàu kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân, rất có thể bạn sẽ là người phải ra đi trước khi nộp đơn xin nghỉ việc", đó là câu nói của bạn khiến tôi phải nhìn lại chính mình.

Làm sao để vượt qua giai đoạn chán việc?

Không riêng đối với những công việc văn phòng, giai đoạn chán việc diễn ra hầu hết ở những công việc khác nhau như giáo viên, kỹ sư,... Những gợi ý dưới đây sẽ có ích cho bạn:

Làm mới lại công việc

Một công việc quá bận rộn với hàng tá nhiệm vụ bạn cần giải quyết khiến bạn luôn cảm thấy mình bị "hụt hơi" và không còn sức cố gắng. Lời khuyên dành cho bạn là hãy dành thời gian sắp xếp lại mọi công việc một cách khoa học, việc nào cần thiết thì làm trước. Giải quyết xong công việc này mới chuyển sang việc khác, đừng nên làm mỗi việc một chút, vậy là mọi thứ đều dở dang và chẳng mang lại hiệu quả. Hãy tranh thủ sự giúp đỡ từ phía gia đình, người thân để bạn có thể giải quyết công việc tốt hơn.

Nếu đã thử nhiều cách mà bạn vẫn thấy "đuối sức", hãy chia sẻ với cấp trên của bạn, họ sẽ giúp bạn tìm giải pháp hoặc sẽ cân nhắc lại khối lượng công việc dành cho bạn.

Làm tình nguyện

Công việc quá nhàn rỗi hoặc nhàm chán cũng là một trong những lý do khiến bạn không tìm thấy động lực để làm việc. Khi ấy, bạn hãy tự tạo cho mình sự bận rộn để "khỏa lấp" cảm giác trống trải này bằng cách tìm thêm một công việc nữa để làm, chẳng hạn làm tình nguyện viên.

Làm tình nguyện viên là công việc mang tính nhân văn, hứa hẹn những điều bất ngờ và thú vị. Muốn làm công việc này không hề khó, bạn chỉ cần tìm kiếm thông tin của các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội và đăng ký tham gia. Bạn cũng có thể tự làm tình nguyện theo cá nhân, bằng cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ thông tin, kiến thức hay vật chất với họ…

Học tiếp để làm giàu cho bản thân

Trình độ non kém, thiếu kiến thức trong công việc là lý do chính khiến bạn không hoàn thành nhiệm vụ. Một lần, hai lần rồi nhiều lần bị khiển trách, bạn sẽ cảm thấy bị stress, cộng thêm tâm lý lo lắng sẽ lại bị "trừ điểm" trong mắt đồng nghiệp và sếp làm cho bạn chán nản và không muốn tiếp tục công việc nữa.

Tăng ca mỗi ngày, 12h đêm vẫn bị sếp réo tên, văn hoá nội bộ chỉ là những lời nịnh hót...nhưng mọi người vẫn khuyên tôi cố chịu đựng vì tầm này nghỉ việc là mất tất cả - Ảnh 4.

Hãy tự làm giàu cho bản thân bằng cách trau đồi kinh nghiệm, học vấn trước khi muốn thay đổi. Nếu không, người ra đi tiếp theo sẽ là bạn

Lời khuyên dành cho bạn lúc này là hãy "hoãn" lại mọi ước mơ, hoài bão, cảm xúc trong công việc để tiếp tục theo học, nâng cao trình độ cho bản thân.

Việc tiếp cận tri thức mới, am hiểu hơn về lĩnh vực bạn đang làm sẽ giúp bạn cảm thấy công việc này thật thú vị và bạn sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn.

Chọn một nghề "tay trái"

Mở cửa hàng thời trang, bán hàng qua mạng, mở một lớp học gia sư hay tham gia góp vốn đầu tư cùng bạn bè, người thân… là cách để bạn kiếm thêm thu nhập và tìm thấy niềm vui. Tóm lại bạn có thể chọn lựa bất cứ công việc nào, miễn là bạn cảm thấy thích và có khả năng.

Học cách hài lòng với những gì bạn đang có

Làm một phép so sánh đơn giản, bạn sẽ thấy rằng trong xã hội hiện đại, mọi công ty, cơ quan đều có áp lực công việc. Nếu bạn phải tiêu tốn nhiều sức lực, óc sáng tạo cho công việc bạn đang làm thì chắc chắn bạn sẽ nhận được mức thù lao và chính sách đãi ngộ xứng đáng.

Hãy xác định rằng trong công việc, bên cạnh niềm đam mê, hứng khởi, sở thích thì luôn có những thời điểm khó khăn, mệt mỏi. Nó là nhiệm vụ của bạn chứ không phải là một thói quen hay sở thích bạn thích là được, muốn thì làm hay khi ghét có thể dễ dàng rũ bỏ.

Đôi khi công việc "chọn" bạn chứ không phải bạn là người chọn công việc, hãy nhìn vào những điểm tích cực mà công việc mang lại cho bạn thay vì chỉ nghĩ đến những mặt hạn chế, tẻ nhạt. Bằng cách này, bạn sẽ tìm lại được hứng khởi và có động lực để "đồng hành" cùng công việc.

Hãy bắt đầu công việc mới bằng chính những lợi thế bạn đang có. Nếu bạn là một phiên dịch, biên dịch hay thông thạo ngoại ngữ, bạn có thể làm gia sư ngoại ngữ. Bạn viết chữ đẹp thì nên nhận kèm học sinh luyện chữ, bạn có khiếu kinh doanh thì có thể bán một số mặt hàng qua mạng…

Dân văn phòng cần làm gì để "sống sót" qua thời kỳ khủng hoảng việc làm?

Trong bối cảnh nền kinh tế trở nên khó khăn và diễn biến khó lường, nhiều lời khuyên từ các chuyên gia cho rằng, ngoài việc giữ bình tĩnh, người lao động nên tích cực cập nhật thông tin và tìm hiểu những gì đang xảy ra để có thể đối phó, phản ứng một cách tích cực.

Tăng ca mỗi ngày, 12h đêm vẫn bị sếp réo tên, văn hoá nội bộ chỉ là những lời nịnh hót...nhưng mọi người vẫn khuyên tôi cố chịu đựng vì tầm này nghỉ việc là mất tất cả - Ảnh 5.

Thứ nhất, cần có phương pháp cân bằng tài chính. Trong thời kì nền kinh tế trở nên khó khăn, bằng cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn sẽ trở nên tự chủ và dễ dàng nhận được nhiều cơ hội hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đơn giản là ghi chép lại chi phí hằng ngày và phân chia thu nhập ra thành 6 phần: quỹ tiêu dùng thiết yếu, quỹ chia sẻ, quỹ hưởng thụ, quỹ giáo dục, quỹ tiêu dùng dài hạn và quỹ tự do tài chính. Việc này sẽ giúp bạn xem xét cũng như tính toán, cân đối và quản lý chi tiêu hằng ngày sao cho phù hợp với những kế hoạch đã lập ra.

Thứ hai, nên có nhiều nguồn thu nhập. Thực tế, nhiều người đã nghĩ đến việc đa dạng nguồn thu nhập để giảm thiểu rủi ro. Việc có thêm một hoặc nhiều nguồn thu nhập ngoài công việc chính giúp bạn có thể vững vàng và an tâm hơn trong tình hiện tại. Ví dụ, nếu bạn đột ngột bị mất việc hoặc giảm lương, bạn vẫn có nguồn thu nhập khác để trang trải.

Thứ ba, tập trung vào tương lai. Thay vì liên tục lo lắng về công việc và thu nhập, bạn có thể trau dồi bản thân để đầu tư cho tương lai. Bạn có thể tập trung vào những gì bạn có thể học được khi cố gắng đối mặt với thử thách và vượt qua chúng. Đôi khi, không phải mọi sự thay đổi điều không tốt. Có thể bạn sẽ tìm thấy công việc mới tốt hơn sau khi nghỉ việc ở công ty cũ, hoặc có trải nghiệm mới thú vị hơn khi tiếp nhận một vai trò mới sau khi công ty của bạn cơ cấu lại nhân sự.

Sau 5 năm nghỉ việc, gặp lại đồng nghiệp cũ, tôi nhận ra quy tắc nhói lòng: ‘Đi xe đạp, dù bạn có cố gắng thế nào, cũng không thể đuổi kịp ô tô’

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link