Tăng Ngân Hà mở sàn Vietnam Artist Booking: Để nghệ sĩ làm chủ tài sản trí tuệ của mình

27/04/2021 18:59 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Những sàn giao dịch điện tử dành cho âm nhạc hoặc nghệ thuật như AudioJungle, Artlist, MySapce, Sportify, Itune… vốn khá phổ biến trên thế giới. Còn ở Việt Nam, hình thức này gần như chưa xuất hiện, cho đến khi ca sĩ Tăng Ngân Hà công bố dự án Vietnam Artist Booking (VAB).

Âm nhạc Việt: Cái mới đâm chồi mong manh

Âm nhạc Việt: Cái mới đâm chồi mong manh

Bức tranh âm nhạc sẽ không quá u ám, nếu không nói đến những gu âm nhạc lành mạnh vẫn nẩy chồi trên cái phông văn hóa chung đang xuống cấp của xã hội.

TT&VH đã có cuộc trò chuyện với nghệ sĩ Tăng Ngân Hà - giám đốc dự án này - trước khi VAB (tại địa chỉ www.vab.vn) chính thức ra mắt vào tháng 6 tới.

Cát-sê chỉ hiển thị đối với khách có nhu cầu đặt lịch/ đặt hàng

* Từ đâu, chị có ý tưởng xây dựng một sàn giao dịch điện tử dành riêng cho các nghệ sĩ tại Việt Nam?

- Từ chính những công việc mà tôi đã làm trong suốt nhiều năm qua! Tôi may mắn khi được hoạt động nghệ thuật từ bé và vẫn duy trì cho đến hiện tại ở nhiều vị trí khác nhau như ca sĩ, chạy sự kiện, quản lý nghệ sĩ, tổ chức sản xuất.

Đặc biệt từ năm 2010, khi tham gia quản lý dự án Google từ công ty cũ, tôi được tiếp xúc nhiều các mô hình kinh doanh trên môi trường số. Sau đó tôi trải qua 6 năm quản lý một dàn nhạc giao hưởng tư nhân với số lượng nghệ sĩ luân chuyển tới hàng chục người cho mỗi chương trình biểu diễn.

Chú thích ảnh
Bà Tăng Ngân Hà – giám đốc dự án VAB trong lễ kí kết với đối tác phần mềm Xtel

Từ đó, tôi nhận ra thị trường giải trí, sáng tạo ở Việt Nam đang cần một nơi hỗ trợ các hạng mục phía sau hậu trường của nghệ sĩ. Bởi vì chúng ta chưa thực sự có một nền công nghiệp âm nhạc, nghệ thuật đúng nghĩa khi chưa có những đơn vị phát hành lớn có thể khai thác hết được tiềm năng của tài sản từ trí tuệ. Vì vậy tôi đã dành 3 năm quan sát, thu thập thông tin, hành vi thói quen trong hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam để đưa ra định hướng xây dựng sàn giao dịch điện tử cho ngành giải trí sáng tạo.

* Thực ra khó có thể so sánh giữa Việt Nam và thế giới khi chúng ta chưa có một nền công nghiệp âm nhạc đúng nghĩa. Nhưng liệu chúng ta sẽ học hỏi được những gì từ thế giới khi xây dựng VAB mà chị sắp ra mắt?

- Việt Nam là một thị trường rất thú vị không chỉ trong ngành nghệ thuật. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều chuyên gia quốc tế tới Việt Nam phát triển thị trường để rồi thực sự loay hoay, dù họ có nhiều kinh nghiệm ở các thị trường lớn khác trên thế giới. Các cụ có câu “nhập gia tùy tục” và ở Việt Nam tính cá nhân rất cao, mỗi một nhân tố đều mong muốn trở thành chủ trong sự nghiệp của họ.

Cũng phải nói thêm, ở Việt Nam chúng ta chưa có một nền âm nhạc, nghệ thuật được bảo vệ bản quyền một cách đầy đủ. Các nghệ sĩ hầu hết sinh tồn bằng tiền từ việc biểu diễn, các nghệ sĩ nổi tiếng hơn có thêm nguồn thu nhập từ quảng cáo. Vài năm gần đây tôi mới thấy một vài nghệ sĩ đã bảo vệ được tài sản của họ trên môi trường số. Nhưng đó chưa phải tất cả quyền mà họ được hưởng từ tài sản quý giá này.

Chú thích ảnh
Demo web của VAB

* Được biết, với mô hình này, thông tin cá nhân, cát-sê và sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ Việt sẽ được tổng hợp và định giá một cách minh bạch tại VAB.Vậy cơ sở định giá ở đây là gì?

- Mỗi nghệ sĩ đều có giá trị riêng biệt cả về cá tính, sự nghiệp hay phạm vi hoạt động khác nhau. Từ trước tới nay chưa thực sự có cơ sở nào để định giá được giá trị của một nghệ sĩ. Người trong nghề thường sẽ đánh giá dựa trên tần suất tên tuổi của nghệ sĩ với quần chúng, thành tựu của họ - và hiện nay còn có một phương diện nữa là truyền thông số với lượt nghe, lượt yêu thích, lượt xem tương tác cùng sản phẩm.

Và với VAB, các nghệ sĩ sẽ có thêm một kênh tương tác trực tiếp tới nhu cầu của khách hàng như đặt lịch biểu diễn, mua tác quyền, mua bản quyền hay những đơn đặt hàng mới từ các doanh nghiệp, đại lý hay tương tác với người hâm mộ về các sản phẩm đã phát hành.

Điều quan trọng hơn cả đó là quyền riêng tư về con số cát-sê chỉ hiển thị đối với các tài khoản đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu đặt lịch/ đặt hàng. Ngoài ra chi phí mua tác quyền, bản quyền dành cho hạng mục tác phẩm/ tác giả cũng được tham khảo từ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) để có các mức giá sàn chung cho thị trường sử dụng. Như vậy các nghệ sĩ có thể làm chủ được tài sản của mình một cách dễ dàng và minh bạch.

Chú thích ảnh

Muốn thay đổi tư duy người dùng

* Sự ra đời của VAB có vẻ khá hợp lý, nhưng chị có nghĩ đến việc một số nghệ sĩ sẽ không tham gia hợp tác?

- VAB không phải là một đơn vị phát hành, không phải kênh nhạc số nắm giữ bản quyền, cũng không phải là công ty quản lý nghệ sĩ. VAB là một kênh tăng thu nhập cho các nghệ sĩ nên tôi tin rằng nếu nghệ sĩ hiểu đúng về mô hình hoạt động của VAB họ sẽ muốn “lên sàn”.

Chúng tôi xây dựng VAB tập trung vào trải nghiệm người dùng nên ưu tiên một nền tảng để các nghệ sĩ cảm thấy thuận tiện, minh bạch. Bên cạnh đó là sự hậu thuẫn của công ty luật giúp các nghệ sĩ được bảo vệ đúng cách.

Tôi tạo ra VAB với mong muốn xóa nhòa ranh giới của câu nói “xướng ca vô loài”. Vì chúng tôi - những người nghệ sĩ cũng đã phải dành thời gian, công sức, tiền bạc để đầu tư cho sự nghiệp của mình như bao nghề nghiệp khác.

Chú thích ảnh

* Chị kỳ vọng như thế nào về dự án này trước sự phát triển nền âm nhạc hiện nay?

- Tôi đặt ra mục tiêu 3 năm để hoàn thiện các tính năng của nền tảng VAB, mỗi một giai đoạn phát triển đều có mục tiêu khác nhau. Trước mắt tôi mong muốn có thể tìm thấy được nhiều các nghệ sĩ đang hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam. Tôi biết có rất nhiều nghệ sĩ tiềm năng, tài năng nhưng lại chỉ thiếu chút cơ hội để được mọi người biết tới. Họlà những người dũng cảm và kiên trì nhưng may mắn chưa đến. Và, cũng còn nhiều lắm những người nghệ sĩ suy nghĩ đơn thuần là cứ cống hiến hết mình mà không biết rằng thời đại thay đổi nên các phương thức tiếp cận cũng đã thay đổi.

* Khó khăn lớn nhất khi thực hiện dự án này là gì?

- Khó khăn lớn nhất của chúng tôi với dự án này đó là tư duy người dùng, vìthói quen trao đổi công việc ngành giải trí khá đặc thù và nhiều biến động về giá. Tuy nhiên chúng tôi đang cố gắng chuyển đổi dần dần từ thói quen cũ sang môi trường số một cách hợp lý nhất có thể. Cùng với đó là phổ cập rộng hơn nữa về luật sở hữu trí tuệ.

* Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Vài nét về VAB

Việt Nam Artist Booking (VAB) là sàn giao dịch cho nghệ sĩ tương tác trực tiếp với khách hàng. Người quản lý tài khoản có thể là chính nghệ sĩ hoặc quản lý/ công ty quản lý nghệ sỹ. VAB là một công cụ hỗ trợ để các nghệ sĩ rút ngắn khoảng cách tới các khách hàng tiềm năng của mình.

Dự án đang triển khai ở giai đoạn 1 sau 3 năm nghiên cứu và khảo sát. Tháng 6/2021, dự án sẽ hoàn thiện phiên bản đầu tiên của VAB dưới định dạng web-app và ra mắt với tính năng booking online.

Đỗ Bảo, Trần Thu Hà, Bằng Kiều, Hà Lê, Lưu Quang Minh, Tùng Dương, Tăng Nhật Tuệ...là những nghệ sĩ đầu tiên ủng hộ dự án.

Lam Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link