01h45 ngày 2/7, Tây Ban Nha - Italia: Ngưỡng cửa vĩ đại & sự thức tỉnh vĩ đại

01/07/2012 10:15 GMT+7

(TT&VH) - Tây Ban Nha sẽ trở thành đội tuyển thứ hai đăng quang ở ba giải đấu lớn liên tiếp, thành tích thậm chí còn vĩ đại hơn cả đội tuyển Uruguay trong quá khứ (từng giành hai chức vô địch Olympic 1924,1928 và sau đó là vô địch thế giới 1930). Italia cũng đứng trước cơ hội tái lập một chiến công vĩ đại, khi một lần nữa, scandal lại dồn họ vào thế chân tường và hy vọng đánh thức một lần nữa sức mạnh khủng khiếp từ sự tổn thương.

Cáo buộc & Bào chữa

Năm 1982, Italia của HLV Enzo Bearzot vô địch thế giới trong bối cảnh vụ scandal mua bán độ Totonero để lại những di chứng nặng nề, bằng những bàn thắng của Paolo Rossi, người chỉ mới trở lại đội tuyển sau án phạt cấm thi đấu hai năm vì dính líu vào Totonero. Năm 2006, Calciopoli là động lực cho vinh quang. Bây giờ, vụ mua bán độ trên diện rộng Calcioscommesse một lần nữa lại đặt ra thách thức cho người Italia, rằng một nền bóng đá bị đặt dưới những cáo buộc bê bối, được điều khiển bằng thủ đoạn và cũng từng dựa trên lối chơi tiểu xảo, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích, liệu có thể phải trả giá trên sân cỏ?

TBN (trái) sẽ chạm ngưỡng cửa vĩ đại, hay người Italia (phải) sẽ lại trải qua một sự thức tỉnh vĩ đại? - Ảnh: Getty

Bào chữa: Italia của HLV Cesare Prandelli không đi đến chung kết bằng sự ranh mãnh và các thủ thuật phá lối chơi của đối phương, mà bằng một lối chơi “sạch sẽ”, khoáng đạt và không kém phần hào hoa. Nhưng những phẩm chất tốt đẹp nhất của các năm 1982 và 2006 vẫn được duy trì: Khó khăn và chỉ trích hóa ra lại gắn họ thành một khối, tiếp thêm nghị lực và niềm tin cho họ, khi phía sau Italia là vực thẳm và họ không còn con đường nào khác ngoài chiến đấu.

TBN thì bị cáo buộc rằng lối chơi Tiqui-taca của họ đang “giết chết” bóng đá, thông qua việc triệt tiêu quyền kiểm soát bóng của đối phương, và cái cách chuyền đi chuyền lại đôi khi nhàm chán đến buồn ngủ của họ là một sự tra tấn đối với khán giả.

Bào chữa: Rất nhiều người muốn nhìn thấy một chu kỳ thành công chấm dứt, nhất là khi TBN sắp thâu tóm danh hiệu quốc tế thứ ba trong nửa thập kỷ qua. Tại EURO lần này, Tiqui-taca cũng đã được làm mới bằng biến thể chiến thuật đặc biệt (4-6-0) và những miếng đánh mới (những pha tạt cánh đánh đầu kiểu Anh cổ điển, như bàn của Xabi Alonso vào lưới Pháp).

Đơn giản & Phức tạp

Lối chơi tấn công của Italia và TBN hoàn toàn tương phản. Nếu như Italia luôn cố gắng đưa bóng lên một cách nhanh nhất bằng các đường chuyền dài và khai thác mạnh các tình huống phối hợp ở hai biên, thì TBN vẫn kiên nhẫn tiếp cận đối phương với kiểu đan bóng mạng lưới của họ. Nếu như Italia mạnh dạn sút xa ngay cả khi tình huống không rõ ràng, thì TBN cần một tình huống chắc ăn để nhịp chuyền bóng không bị phá và có thể đẩy đội bóng vào trạng thái bị phản công.

Các bàn thắng của Italia ở EURO lần này đều khá đơn giản và là kết quả của những đợt tấn công trực diện táo bạo, từ một quả đá phạt (Pirlo vào lưới Croatia), từ một đợt công kích với chỉ 1-2 đường chuyền (cú đúp của Balotelli vào lưới Đức), hay một pha phản công nhanh (bàn của Di Natale vào chính lưới TBN)… Ngược lại, TBN thậm chí đưa bóng đến tận cửa gôn trống (bàn của Navas vào lưới Croatia), và phải sử dụng nhiều tình huống đan bật phức tạp để tạo khoảng trống cho một pha đánh biên (bàn đánh đầu của Xabi Alonso vào lưới Pháp).

Sự đơn giản hóa đang giúp Italia tỏ ra thuận lợi hơn trong việc triển khai lối chơi, và cách đá của họ sẽ lại càng nhuần nhuyễn hơn, vì không phải chịu quá nhiều áp lực phải thắng. Ngược lại, TBN không những chịu sức ép chiến thắng, mà còn chịu sức ép rằng phải chiến thắng bằng Tiqui-taca, và đôi khi sự quá tuân thủ chiến thuật này khiến họ thiếu sự đa dạng. Các cáo buộc rằng TBN đang làm nhàm chán trận đấu càng khiến họ căng thẳng hơn, trong khi việc duy trì một lối chơi phức tạp vốn đã rất… phức tạp.

Điểm yếu của họ

Lực lượng

Hai đội đầy đủ lực lượng

Đội hình dự kiến

TBN: Casillas - Arbeloa, Pique, Ramos, Alba - Xavi, Busquets, Alonso - Silva, Fabregas, Iniesta

Italia: Buffon - Abate, Barzagli, Chiellini, Balzaretti  - Marchisio, Pirlo, De Rossi - Montolivo - Balotelli, Cassano

Những thử nghiệm liên tục từ đầu giải đến giờ của HLV Vicente Del Bosque đã tạo ra bất ngờ nhất định, nhưng nó cũng khiến TBN mất đi một đội hình tiêu chuẩn, trong khi Tiqui-taca đòi hỏi sự ổn định về nhân sự để tạo ra tính nhuần nhuyễn. Việc sử dụng những cầu thủ không hề mang chất Tiqui-taca như Navas, Negredo… thậm chí còn bào mòn lối chơi này, và hình ảnh bộ não Xavi bị thay ra ở trận gặp BĐN cho thấy sự bế tắc của TBN.

Suy yếu: Các đường chuyền của TBN ở trận gặp BĐN không còn đạt độ chính xác cao như thường lệ (85,6%, tỉ lệ thấp nhất ở EURO năm nay của họ), trong khi khả năng vây ráp và chống phản công của họ đang là khá tồi. Họ bị Italia chọc thủng lưới chỉ với một quả chọc khe của Pirlo, suýt bị Croatia dẫn trước bằng một tình huống phản công nhanh kết hợp bóng dài, và liên tục bị BĐN dùng “hồi mã thương” ở trận bán kết. Chỉ tiếc là Cristiano Ronaldo đã không sắc sảo khi dứt điểm.

Italia đã từng giải mã lối chơi của TBN khá tốt ở vòng bảng bằng cách bố phòng chặt chẽ và tận dụng cực nhanh các đợt lên bóng nhanh, nhưng đó là khi họ thiếu Barzagli và phải kéo De Rossi về chơi trung vệ trong sơ đồ 3-5-2 khá cơ động ở hai biên và chuyển từ tấn công sang phòng ngự rất nhanh (mà không mất đi sự chắc chắn). Bây giờ thì không biết rằng ông Prandelli sẽ lựa chọn lối chơi nào để chống lại TBN? Mặt khác, sự phụ thuộc vào Andrea Pirlo, từ vai trò thủ lĩnh tinh thần, thủ lĩnh lối chơi cho đến các nhiệm vụ mang tính “chi tiết” khác (đá phạt trực tiếp, phạt góc…) là con dao hai lưỡi với đội Italia.

Pirlo vẫn sẽ là chìa khóa

TBN đã không thể “bắt chết” Pirlo ngay cả khi đã dồn anh vào điều kiện vô cùng ngặt nghèo ở vòng bảng (anh chỉ có 32 đường chuyền thành công ở trận đó, trong khi ở trận gặp Anh, Pirlo đã tung ra đến 117 đường chuyền chính xác), và các cầu thủ của họ chỉ là chuyên gia vây ráp số đông (Pirlo không sợ kiểu vây này), chứ không phải những người giỏi đeo bám cá nhân, hoặc hạn chế cá nhân xuất sắc của đối phương bằng kiểu phòng ngự khu vực.

Có thể trận chung kết sẽ lại là một trận đấu mà Pirlo đóng vai trò chìa khóa, dù bị TBN triệt tiêu khá nhiều quyền cầm bóng. Italia có “cửa sáng” hơn trong việc khai thác điểm yếu của TBN, và một bàn từ một cú phất bóng của Pirlo cho Mario Balotelli là đủ cho những người Thiên thanh chặn đứng TBN đi vào lịch sử, bằng sức mạnh sản sinh, một lần nữa, từ trong… scandal.

Dự đoán: 0-1

Phạm An

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, Italia hay Tây Ban Nha sẽ là nhà vô địch châu Âu 2012?


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link