03/06/2022 07:33 GMT+7 | Bạn cần biết
Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ, bỗng nhiên, có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết "diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Ngày Tết Đoan Ngọ, người dân làm lễ thắp hương để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi, gửi gắm hy vọng mùa màng sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở, ước mong con người luôn mạnh khỏe, không bệnh tật.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ hiện nay, người miền Nam thường mua bánh ú nước tro, có thể kèm lá xông và trái cây về cúng. Người miền Trung có nơi mua vịt quay, có nơi rủ nhau đi tắm biển hoặc tắm nước múc lên từ giếng vào lúc đúng 12 giờ trưa. Người miền Bắc thì thường ăn cơm rượu, quả vải, quả mận… cho trẻ con ăn ngay khi ngủ dậy.
Ngày trước, Tết Đoan Ngọ người ta còn nhuộm móng tay cho trẻ con. Mang áo trẻ lên chùa để xin con dấu, vẽ bùa vì cho rằng trẻ mặc các áo này sẽ không bị tà ma quấy nhiễu.
Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 3/6/2022 dương lịch. Thường vào ngày này, mọi nhà dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có vàng mã, hương, nước sạch; cơm rượu nếp, nếp cẩm, hoa, quả, bánh tro. Hoa quả thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải...
Bảo Anh (tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất