Thấy hoa đào là thấy Tết, nhưng bạn có biết loài hoa này đại diện cho điều gì không?

26/12/2022 23:30 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Cứ đến gần Tết Nguyên đán, nhà ai cũng có một cành đào khoe sắc hồng rực rỡ. Khắp cả đất Bắc, trong nhà, ngoài hiên, dưới vườn, trên phố, chúng ta đều thấy màu hồng của hoa đào. Người ta chỉ biết Tết đến phải có hoa đào, có lẽ chẳng mấy ai hiểu được ý nghĩa thực sự của loài hoa đặc trưng nhất trong ngày Tết cổ truyền.

Ảnh: Thu Trang, Đồng Ngô, Doãn Bách

Đông qua xuân về, vạn vật bước vào một chu kỳ mới mà ở đó có những đặc trưng không thể thiếu. Nếu như những chậu mai vàng rực sắc nắng tượng trưng cho cái Tết ấm áp, sung túc ở miền Nam thì đất Bắc lại nặng lòng với màu hồng thắm của hoa đào.

Tại sao Tết đến cứ phải mua hoa đào? - Ảnh 2.

Kể cũng lạ, cứ thấy hoa đào là thấy Tết. Tết ở đất Bắc diễn ra giữa cái rét ngọt chứ không lạnh tê tái, và lúc ấy là thời điểm hoa đào khoe sắc rực rỡ nhất. Từ đầu tháng Chạp, những gốc đào đã rộn ràng chuẩn bị được bày bán. Giữa tháng Chạp, những lộc non nảy lên khỏe khoắn giữa những nụ đào e ấp.

Ảnh tư liệu: Tết xưa đều không thể thiếu được hoa đào

Đào lúc này cũng đã bắt đầu đâm bông, nhưng người trồng đào tính toán khéo léo theo thời tiết miền Bắc để cho đào kịp nở những ngày cận Tết và rực rỡ nhất những ngày đầu năm mới. Khi ấy, sức sống mùa xuân mới ngập tràn làm sao.

Hoa đào ngày Tết - đại diện cho xuân mới và sự thịnh vượng

Tục lệ trưng hoa đào ngày Tết Nguyên đán ở đất Bắc đã có từ lâu. Hoa đào nở vào mùa xuân nhưng muốn hoa nở đúng Tết thì lại người trồng hoa phải tích lũy kinh nghiệm dày lắm. Có những năm thời tiết nóng sớm, đào nở bung hết cả và người ta thấy vị Tết không phải cho lắm. Thế nên, đào nở trong cái không khí se se lạnh, thẹn thùng khe khẽ bung từng chút một mới thấy hết được vị Tết.

Tại sao Tết đến cứ phải mua hoa đào? - Ảnh 4.

Ngay từ tháng 11 âm lịch, người ta đã tuốt hết lá đào để nhựa sống của cây tích tụ lại thúc lên thân làm nụ. Trời gió nồm, thời tiết ấm thì hoa sẽ nở sớm, nếu muốn hoa nở muộn hơn thì để đất khô, không tưới. 

Tại sao Tết đến cứ phải mua hoa đào? - Ảnh 5.

Trong nhiều loài hoa trưng Tết, hoa thược dược, lay ơn, hoa cúc cũng được trưng vào Tết nhưng nhà nào cũng không thể thiếu một cành đào. Từ miền quê đến thành phố, từ đồng bằng đến miền rẻo cao, sắc hồng hoa đào tô thắm khắp nơi. 

Ở nước ta, có nhiều loại hoa đào nhưng dịp Tết cổ truyền được biết đến nhiều nhất là đào phai, đào bích, đào thất thốn hay một số giống đào rừng ở một số tỉnh Tây Bắc. 

Ý nghĩa của việc trưng hoa đào ngày Tết

Những cành đào khẳng khiu, nảy lên những chồi non xanh biếc. Những khoảnh khắc cuối cùng rũ bỏ bao điều nuối tiếc và cũ kỹ của năm qua. Những bông hoa đào sắc hồng như thắp lên niềm vui mới, hy vọng mới về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong năm tới.

Trong cuốn Hội hè lễ Tết của người Việt, cụ Nguyễn Văn Huyên có nhắc về lý do tại sao Tết người ta lại thích trưng hoa đào: “Những cành đào, biểu tượng của sức sống và trường thọ, được bán đến 25 và 30 đồng”. 

Vì sao hoa đào được trưng ngày Tết cũng được nhắc trong Sự tích hoa đào, hoa mai của tác giả Chu Linh Hoàng và Hiếu Minh. Xưa kia ở phía Đông núi Sóc có một cây đào mọc lâu năm. Cây đào cổ cành lá um tùm khác thường, tán cây che rợp cả một vùng rộng. Đây là nơi cư ngụ của hai vị thần tên Trà Uất Lũy. Thời ấy, ma quỷ chẳng dám bén mảng đến bởi đều bị hai vị thần trừng trị. Chúng khiếp sợ thần nên không dám động đến cây hoa đào. Chỉ cần thấy hoa đào là chúng chạy xa. 

Tại sao Tết đến cứ phải mua hoa đào? - Ảnh 6.

Đến cuối năm, cũng như ông Công ông Táo lên chầu trời, hai vị thần linh ngự ở cây hoa đào cũng lên thiên đình tâu trình với Ngọc Hoàng. Mấy ngày Tết không có hai vị thần bảo hộ, nên người dân đã bẻ những cành hoa đào về cắm ở trong bình. Ai không bẻ được thì lấy giấy hồng vẽ hình hai vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi quỷ dữ. Từ ấy, cứ đến Tết là người ta lại cắm hoa đào để bảo vệ nhà cửa, cầu bình an, xua điều dữ. Tục này vẫn còn giữ đến ngày nay.

Đây là một trong những cách để lý giải cho ý nghĩa hoa đào xuất hiện trong ngày Tết. Nói gần gũi và thực tế hơn, ngoài màu vàng kim của quất, vàng rực rỡ của hoa mai thì màu hồng của hoa đào luôn gợi lên sự tươi mới, vui vẻ và hạnh phúc.

Tại sao Tết đến cứ phải mua hoa đào? - Ảnh 7.

Ở Trung Quốc, hoa đào tượng trưng cho tình yêu đôi lứa và vẻ đẹp của người phụ nữ. Đồng thời, hoa đào cũng là hình ảnh tượng trưng cho sự đổi mới và sự dồi dào. Còn đối với người Việt, hoa đào trong ngày Tết cổ truyền đã mang đến hơi ấm, màu đỏ thắm, hồng phai ấy sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc. Đồng thời, loài hoa đặc trưng mùa xuân này cũng có tác dụng trừ tà như trong sự tích đã nhắc.

Năm mới, ai cũng mong những điều mới, vui vẻ và sung túc hơn. Màu hồng của hoa đào như gieo vào lòng người nguồn sinh khí về những điều tốt đẹp trong tương lai. Thế nên việc trưng những cành đào rừng hay bày những chậu đào thế vào Tết Nguyên đán đều là cách để mọi người gửi gắm mong ước vào một năm mới rực rỡ, tươi sáng và sung túc. 

Vũ.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link