05/09/2019 11:10 GMT+7 | Các ĐTQG
(Thethaovanhoa.vn) - Đội tuyển Việt Nam bộc lộ điểm yếu trong phòng ngự bóng bổng, bóng chết ở AFF Cup. Nỗi lo lắng vẫn còn nguyên trước cuộc chiến với Thái Lan ở vòng loại World Cup 2022
Lịch thi đấu và trực tiếp vòng loại World Cup 2022:
* 19h00 ngày 5/9: Thái Lan vs Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=3wjrnA5fVJ8
https://www.youtube.com/watch?v=579BFVCLl6s
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
https://www.vtc.gov.vn/kenh/VTC1
(Trận Thái Lan đấu với Việt Nam được trực tiếp trên VTC1, VTC2, VTC3, VTC9, các kênh VOV, VTV5, VTVCab, HTV Thể thao, THVL,Truyền hình Nhân dân, BTV2 và K+PM).
Đội tuyển Việt Nam không thiếu tự tin. Chúng ta có hầu như đủ những cầu thủ tốt nhất. Chúng ta am hiểu đối thủ ở mức nhất định, lối chơi của đội tuyển Việt Nam đã được định hình từ lâu. Nhưng chống bóng chết, bóng bổng vẫn là nỗi lo với tuyển Việt Nam trước cuộc chiến với Thái Lan.
Trong danh sách triệu tập của tuyển Thái Lan cho trận đấu lượt đi vòng loại World Cup 2022 ở bảng G với Việt Nam có những cầu thủ có chiều cao lợi hại như trung vệ Pansa Hemviboon (1m90), trung vệ sinh ra tại Đức Manuel Bihr (1m84), tiền vệ trung tâm Tanaboon Kesarat (1m82) hay tiền đạo Supachai Jaided (1m83). Những cái tên đủ khiến chúng ta phải bận tâm
Nỗi lo ngại này là có cơ sở vì nó bắt nguồn từ chính điểm yếu mà chúng ta bộc lộ từ AFF Cup 2018. Khi đó tuyển Việt Nam để thua 3 bàn từ những tình huống cố định trước Philippines ở bán kết và Malaysia ở chung kết.
Sau giải này Việt Nam đá giao hữu với CHDCND Triều Tiên và cũng để thủng lưới từ tình huống bóng chết. Các bàn thua đến vào thời điểm chúng ta đang dẫn trước đối thủ, có thế trận thuận lợi. Vấn đề ở đây là gì?
Rõ ràng sự mất tập trung trong khoảnh khắc được thúc đẩy bởi thuận lợi quá sớm, quá dễ dàng về tỷ số khiến chúng ta không giữ được sự tập trung cao nhất trong phòng ngự.
Thêm nữa cũng phải nói rằng dù tuyển Việt Nam có những cầu thủ có chiều cao khá tốt như thủ môn Văn Lâm (1,88m), Duy Mạnh (1,80m), Văn Hậu (1,85m)... nhưng có lẽ chúng ta chưa luyện tập và chuẩn bị thật kỹ các phương án tổ chức kèm người và cản phá trong các tình huống cố định.
Đây là các tình huống dễ dẫn đến sự lộn xộn trong phòng ngự khi việc kiểm soát bóng bổng trong tình thế phải tranh chấp quyết liệt rõ ràng khó khăn hơn nhiều so với việc phối hợp bóng sệt. Nó đòi hỏi cả sự chủ động trong kiểm soát không gian của từng cá nhân lẫn sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hậu vệ và thủ môn trong cả các tình huống bóng 1 lẫn bóng 2 mà điểm này có lẽ chúng ta chưa có sự chuẩn bị tốt.
Đấy là câu chuyện của khoảng 9 tháng trước nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn nguyên tính thời sự khi Việt Nam bước vào trận lượt đi vòng loại World Cup ở bảng G với Thái Lan ngày 5/9/2019.
Về con người, chúng ta không thay đổi nhiều so với hồi vô địch AFF Cup. Ông Park vẫn có trong tay những nhân tố có chiều cao tốt như Văn Lâm (1,88m), Duy Mạnh (1,80m), Văn Hậu (1,85m), Anh Đức (1,81m), Tiến Linh (1,83m)... Vấn đề là Việt Nam có cải thiện được khả năng phòng ngự bóng bổng và bóng chết hay không, có học thuộc những bài học ở AFF Cup 2018 hay chưa?
Chuyện không khó để nhận ra. Chỉ là ông Park và các tuyển thủ có thực sự tìm ra phương cách hữu hiệu để giải quyết vấn đề hay ít ra là cũng cải thiện tình hình hay không?
HT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất