Thế giới đối mặt với làn sóng Covid-19 mới

24/01/2024 17:30 GMT+7 | Tin tức 24h

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2023 đến đầu năm 2024, thế giới tiếp tục ghi nhận các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. WHO kêu gọi chính phủ các nước tiếp tục giám sát, đáp ứng tốt nhất có thể việc cung cấp vaccine và điều trị y tế cho người dân. 

Một số quốc gia ở châu Âu cũng tiếp tục khuyến nghị thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như tiêm chủng, xét nghiệm và đeo khẩu trang.

Các nhà chuyên môn nhận định rằng, số ca nhiễm và tử vong liên quan đến COVID-19 có xu hướng giảm trong năm 2023 chủ yếu là do khả năng miễn dịch mà người dân có được từ lần nhiễm bệnh trước đó, nhưng điều quan trọng nhất là do tỷ lệ tiêm chủng cao. Tuy nhiên, một trong những lý do khiến người dân toàn cầu chứng kiến một làn sóng COVID-19 khác hiện nay là khả năng miễn dịch đã suy yếu.

Thế giới đối mặt với làn sóng Covid-19 mới - Ảnh 1.

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh thế giới đang chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dài hạn đối với COVID-19, hồi cuối tháng 12/2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước trên thế giới tăng cường theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh COVID-19. WHO nhấn mạnh cần duy trì các nỗ lực xét nghiệm, giải trình tự gene và báo cáo. Các nước cần tăng cường giám sát và các biện pháp phòng ngừa virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19 cũng như biến thể JN.1 bởi virus gây bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục tiến hóa, biến đổi và lưu hành trên toàn cầu.

Trước đó, WHO đã phân loại JN.1 là một biến thể được quan tâm, song cho biết biến thể này không gây ra nhiều mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. WHO cũng cho biết các loại vaccine hiện tại vẫn có tác dụng bảo vệ người bị lây nhiễm khỏi các biến chứng nặng và nguy cơ tử vong do JN.1 cũng như các biến thể đang lưu hành khác của virus SARS-CoV-2. JN.1 có liên quan chặt chẽ với BA.2.86 - biến thể đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ theo dõi từ tháng 8/2023. Biến thể JN.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào tháng 9/2023. Theo CDC, JN.1 có khả năng lây truyền cao hơn các biến thể khác "hoặc né tránh hệ thống miễn dịch của chúng ta tốt hơn các biến thể khác đang lưu hành".

Thế giới đối mặt với làn sóng Covid-19 mới - Ảnh 2.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 30/1/2020, WHO đã đưa ra cảnh báo COVID-19 là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu - mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này đối với một căn bệnh truyền nhiễm. Tháng 5/2023, WHO chính thức tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Tính đến cuối tháng 12/2023, các số liệu của WHO ghi nhận hơn 7 triệu người đã tử vong COVID-19 trên thế giới. Tới giữa tháng 1/2024 này, WHO cảnh báo rủi ro sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vẫn ở mức cao trên toàn cầu do virus cùng các biến thể gây bệnh vẫn lưu hành ở tất cả các quốc gia. Theo ước tính của WHO, số ca mắc COVID-19 thực tế hiện nay cao hơn từ 2 đến 19 lần so với số trường hợp được báo cáo. Mặc dù số ca tử vong liên quan đến COVID-19 đã giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh điểm, nhưng hiện mỗi tháng vẫn có khoảng 10.000 ca tử vong do căn bệnh này tại 50 quốc gia trên thế giới. Sự tiến hóa của virus, với biến thể JN.1 của COVID-19, chiếm khoảng 57% số mẫu phân tích của WHO.

Giới khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 khi căn bệnh này tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Từ đầu năm 2024, số bệnh nhân mắc COVID-19 đang tăng trở lại ở một số nước châu Âu. Tái khẳng định virus SARS-CoV-2 "vẫn đang hiện hữu", WHO cho biết ít nhất 1,4 triệu người tại châu Âu đã được cứu sống nhờ các loại vaccine ngừa COVID-19. Giám đốc WHO khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể gây bệnh nặng hơn hoặc một chủng mới chưa từng biết tới, đồng thời khuyến nghị những người dễ bị tổn thương cần được tiêm vaccine phiên bản mới nhất để ngừa COVID-19 và cúm. Những người mắc bệnh hiểm nghèo và những người già trên 75 tuổi là các đối tượng dễ bị nhiễm COVID-19 nhất.

Minh Trà/TTXVN (tổng hợp)

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link