09/01/2015 13:27 GMT+7 | Thế giới Sao
(Thethaovanhoa.vn) - Những ngày cuối tháng 12/2014 vừa qua, Dương Thúy Vi, nhà vô địch wushu ở Á vận hội 2014, đã có dịp xuất hiện trên chương trình “HumanTo Hero” (“Người thường tới người hùng”) của CNN do 2 nhà báo Matthew Knight và Natasha Maguder thực hiện trong bài viết có nhan đề: Dương Thúy Vi - The Acrobatic Artistry Of Vietnam’s Wushu Champion (Dương Thúy Vi - Nhà vô địch wushu tài năng của Việt Nam).
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần xin được lược dịch bài viết này để gửi tới độc giả.
“Thoạt nhìn Dương Thúy Vi có vẻ ngoài rất mong manh nữ tính nhưng chớ nên xem nhẹ tài năng thể thao của cô. Là ngôi sao của đội tuyển wushu Việt Nam, cô gái 21 tuổi này đã giành HCV ở giải vô địch thế giới cũng như giành HCV SEA Games vào năm 2013, và cô đã có thêm chiếc HCV tại Asian Games lần thứ 17 được tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng 9 năm ngoái.
Mặc dù đã sở hữu trong tay một bộ sưu tập thành tích đồ sộ từ khi còn là VĐV năng khiếu, Thúy Vi đã từng là nhà vô địch quốc gia, vô địch Đông Nam Á và vô địch thế giới, nhưng Thúy Vi chưa bao giờ nếm trải cảm giác thừa mứa chiến thắng trong sự nghiệp thi đấu đỉnh cao còn rất non trẻ của mình.
Trả lời chương trình “Human To Hero” của CNN, Thúy Vi tâm sự: “Mỗi khi giành chiến thắng và đứng trên bục nhận huy chương tôi đều cảm thấy rằng mình đã thực sự chiến thắng bản thân. Khi được trao HCV, tôi có cảm xúc thật đặc biệt, bởi điều đấy như thể giấc mơ đã trở thành hiện thực”.
Dương Thúy Vi đến với Wushu như một cái duyên
Lớn lên ở Hà Nội, Thúy Vi không phải là người có ham thích đặc biệt với thể thao, và lý do khiến Thúy Vi đến với sự nghiệp thể thao lại chính là trọng lượng quá khổ của một người em họ.
Thúy Vi kể lại: “Lúc còn nhỏ tôi chẳng biết wushu là gì. Tôi chỉ biết tập võ có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Một người em họ của tôi do quá béo nên phải đi tập wushu để giảm cân và tôi được yêu cầu đi tập cùng”.
Tuy nhiên, niềm ham thích thể thao của người em họ Thúy Vi lại không kéo dài. “Cậu ấy đã bỏ tập chỉ sau một tuần và đến giờ cậu ấy vẫn rất béo”, Thúy Vi vui vẻ tiết lộ. Không giống như em họ của mình, Thúy Vi kiên nhẫn hơn rất nhiều, và bây giờ cô vẫn tuân theo một chương trình huấn luyện nghiêm ngặt hàng ngày, với việc tập luyện 2 buổi sáng chiều 6 ngày trong tuần, và đôi khi có thể lâu hơn.
Thúy Vi nói thêm: “Trước mỗi giải đấu quan trọng, chúng tôi thậm chí còn phải tập luyện vào cả sáng Chủ nhật, và buổi tập bao gồm cả huấn luyện thể lực cũng như huấn luyện kỹ thuật”.
Theo giải thích của ông Daniel Kainan Pan, cựu thành viên ĐT wushu vương quốc Anh, môn wushu ngày nay được người Trung Hoa thời cổ sử dụng như là phương thức để tự vệ.
Ông Kainan Pan nói: “Wushu truyền thống có thể được xem là thủy tổ của tất cả các loại hình võ thuật như aikido, karate, judo... tất cả các môn này đều có nguồn gốc từ võ thuật Trung Hoa cổ đại.
Điều làm nên sự khác biệt giữa wushu với các môn võ thuật khác là việc wushu được hoàn thiện thành hệ thống ở mức độ cao hơn. Khi thực hiến với wushu, bạn có thể sử dụng bất cứ đòn thế nào mà bạn muốn, từ nắm, quật cho tới đấm đá. Còn khi biểu diễn, wushu gần như môn TDDC, khi tất cả các VĐV đều có khả năng thực hiện những cú nhảy xoay 720 độ trước khi tiếp thảm”.
Là võ sĩ thi đấu biểu diễn nhưng trong phần thi của mình Dương Thúy Vi cũng phải sử dụng vũ khí, có thể là thanh gươm thẳng với 2 lưỡi (jian) hoặc thương (qiang), trong khi các nam võ sĩ sử dụng một loại kiếm khác gọi là đao (dao) và một thanh gỗ dài thẳng gọi là côn (gun). Thúy Vi nói: “Dù ở bất cứ nội dung nào thì wushu cũng là môn võ rất khó tập.
Yêu cầu khi tập luyện wushu là phải có sự kiên nhẫn trong lúc tập luyện để tìm cách phối hợp ăn ý giữa chuyển động của đầu, của cánh tay thể. Điều cốt yếu là tất cả các hoạt động này phải được thực hiện một cách thống nhất và uyển chuyển”.
Nhìn Dương Thúy Vi tập luyện trong nhà thi đấu tọa lạc ở trung tâm Hà Nội với những động tác rất mềm dẻo, dễ dàng nhận thấy rằng những nỗ lực của cô đã được đền đáp xứng đáng, bởi giờ đây Thúy Vi đã đạt tới đẳng cấp của những VĐV ballet.
Theo ông Kainan Pan, sự kết hợp giữa sức mạnh và sự uyển chuyển là một trong những nét đặc trưng quyến rũ nhất của wushu, nhưng đây đồng thời cũng là một trong những thử thách khó thể chinh phục nhất. Điều cốt yếu là tất cả các hoạt động này phải được thực hiện một cách thống nhất và uyển chuyển”.
Ông nói: “Wushu có thể bắt nguồn từ võ thuật truyền thống nhưng các động tác của wushu đẹp mắt hơn và được làm nổi bật hơn. Người tập wushu phải thực hiện những động tác căng cơ hoặc uốn dẻo rất khó thực hiện, và ngoài ra họ còn phải thực hiện rất nhiều cú nhảy và các động tác bật cao xoay người”.
Thần tượng của ông Kainan Pan trong thế giới wushu là diễn viên Lý Liên Kiệt (Jet Li), còn với Dương Thúy Vi, đàn chị Nguyễn Thúy Hiền chính là nguồn cảm hứng để Thúy Vi gắn bó với wushu.
Nhưng đến thời điểm này đã có một bảng thành tích đồ sộ.Ảnh: facebook nhân vật
Thúy Hiền năm nay 36 tuổi, hiện là HLV wushu, và cô đã làm nên lịch sử khi giành HCV giải vô địch thế giới ở tuổi 14 vào năm 1993, và 4 năm sau Thúy Hiền một lần nữa lại lập được chiến tích này.
Thúy Vi nói: “Thúy Hiền là nhà vô địch thế giới đầu tiên của ĐT wushu Việt Nam”.
Thúy Vi sẽ có cơ hội vượt qua thành tích của đàn chị Thúy Hiền ở giải vô địch thế giới sẽ được tổ chức tại Jakarta (Indonesia) vào tháng 10/2015. Chiến thắng ở sân chơi này sẽ giúp Thúy Vi tiến gần hơn tới mục đích chinh phục hoàn toàn những thử thách cả về khía cạnh thể chất cũng như tâm lý mà môn wushu mang lại.
Thúy Vi nói: “Theo quan điểm của tôi, để trở thành một VĐV giỏi thực sự thì người ta cần phải có đủ những phẩm chất như kiên nhẫn, sáng tạo cũng như khả năng suy nghĩ, hiểu biết và ý thức về việc mình làm”.
Vi Cuộc bầu chọn danh hiệu VĐV tiêu biểu toàn quốc 2014 đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Nguyễn Thị Ánh Viên. Kết quả này không khiến ai cảm thấy bất ngờ, bởi sau những gì đã cống hiến cho thể thao Việt Nam trong năm 2014, Ánh Viên hoàn toàn xứng đáng nhận được sự tôn vinh.
Điều đáng nói ở đây là vị trí thứ 2 của Hoàng Xuân Vinh với cách biệt không quá lớn so với vị trí số 1 của Ánh Viên (975 điểm so với 1.077 điểm). Việc Xuân Vinh có mặt ở vị trí thứ 2, xếp trên cả Thạch Kim Tuấn (944 điểm), có thể xem là một sự ngạc nhiên.
Sở dĩ nói thế là bởi Thạch Kim Tuấn đã thi đấu cực kỳ xuất sắc trong năm 2014, cụ thể là thành tích giành 1 HCV, 2 HCB cùng việc xô đổ
11 kỷ lục (bao gồm 3 kỷ lục quốc gia, 3 kỷ lục trẻ quốc gia, 2 kỷ lục trẻ thế giới, 1 kỷ lục châu Á, 2 kỷ lục trẻ châu Á) tại giải cử tạ vô địch thế giới cùng thành tích giành HCB sau khi phá kỷ lục Asian Games 2014.
Trong khi đó, cột mốc đáng nhớ nhất của Hoàng Xuân Vinh trong năm 2014 chỉ là chiếc HCV Cúp bắn súng thế giới tại Fort Benning (Mỹ) hồi tháng 4/2014 và thành tích trở thành người Việt Nam đầu tiên đứng vị trí số 1 thế giới nội dung 10 m súng ngắn hơi nam, rõ ràng là khôngtương xứng với nỗ lực của Thạch Kim Tuấn, đặc biệt xét trong bối cảnh Hoàng Xuân Vinh liên tiếp gây thất vọng ở những đại hội thể thao lớn như Olympic hay Asian Games, còn Thạch Kim Tuấn thì đều đặn lấy HCV và HCB từ SEA Games cho tới Asian Games cũng như giải vô địch thế giới.
Điều đó cho thấy cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu toàn quốc không phải lúc nào cũng mang tới kết quả xác đáng và thuyết phục nhất, khi người giành thứ hạng cao chưa chắc đã là người thi đấu xuất sắc nhất, mà nguyên nhân có lẽ xuất phát cả từ lý do khách quan lẫn chủ quan.
Hoàng Huy
Thể thao & Văn hóa cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất