12/03/2019 11:36 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 11/3, các nhân chứng cho biết chiếc máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã tạo một vệt khói dài trên bầu trời và phát ra tiếng động lạ trước khi đâm xuống đất khiến toàn bộ 157 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Tiếp tục cập nhật
Giới hàng không Mỹ đối mặt với nhiệm vụ nặng nề sau vụ tai nạn máy bay
Giới chức hàng không Mỹ đang đối mặt với một nhiệm vụ đầy khó khăn trong việc trấn an dư luận khi trên các diễn đàn xã hội, nhiều hành khách bày tỏ quan ngại về việc đi lại trên máy bay Boeing 737 Max - chiếc máy bay vừa gặp nạn tai Ethiopia.
Trong tuyên bố mới nhất ngày 11/3, Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) thông báo cơ quan này đã thành lập tổ công tác phối hợp với các nhà điều tra nhằm làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, đồng thời cam kết sẽ hành động "ngay lập tức" nếu phát hiện bất cứ vấn đề gì liên quan đến an toàn sử dụng loại máy bay Boeing 737 Max. FAA cho biết thêm cơ quan này sẽ yêu cầu Boeing - nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Mỹ - chuẩn hóa thêm đối với thiết kế của máy bay 737 Max, trong đó có phần mềm chống chòng chành khi máy bay mất tốc độ và cập nhật hệ thống vận hành trong khoảng thời gian chậm nhất là vào tháng Tư tới.
Cùng với FAA, Cơ quan an toàn vận tải Mỹ và Boeing đã cử các chuyên gia tới Ethiopia để hỗ trợ công tác điều tra.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan ngại về mức độ an toàn của dòng máy bay được coi là chủ chốt của Boeing sau khi chiếc máy bay Boeing 737 MAX của hãng Ethiopian Airlines chở 157 hành khách và phi hành đoàn, đâm xuống đất chỉ vài phút sau khi cất cánh. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng. Đây là lần thứ hai chỉ trong chưa đầy 6 tháng xảy ra tai nạn liên tiếp liên quan đến máy bay Boeing 737 MAX.
Trong vụ tai nạn ngày 29/10/2018, máy bay 737 Max của hãng hàng không Lion Air của Indonesia đã lao xuống biển khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng. Mặc dù, một trong hai chiếc hộp đen đã được tìm thấy, song nguyên nhân tai nạn vẫn chưa thể xác định. Trước khi thực hiện chuyến bay định mệnh nay, bộ phận đo vận tốc không khí của máy bay đã từng được ghi nhận gặp trục trặc trong bốn chuyến bay gần nhất, trong đó bao gồm cả chuyến bay cuối cùng.
Sau vụ tai nạn trên, ngày 11/3, Brazil và Mexico đã quyết định đình chỉ bay đối với máy bay Boeing 737 Max. Trước đó, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc và Mông Cổ đã thông báo tương tự. Trong khi đó, nhiều nước bao gồm Mỹ, Nga, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Iceland, Na Uy, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Oman vẫn duy trì việc khai thác loại máy bay này trong khi chờ đợi kết quả điều tra nguyên nhân vụ tai nạn tại Ethiopia, cũng như thông tin hướng dẫn để đảm bảo tối đa an toàn và an ninh cho các chuyến bay sử dụng loại máy bay thế hệ mới này.
Tin tức cho hay Boeing đã bàn giao trên 370 máy bay MAX cho các khách hàng.
*** Theo một chủ trang trại nơi chiếc máy bay rơi xuống, ông đã trông thấy những vật thể nhỏ rơi xuống từ máy bay. Chiếc máy bay này cũng đã phát ra tiếng động lạ và bất ngờ rẽ ngoặt ngay trước khi lao xuống đất. Một nông dân khác sống gần hiện trường vụ tai nạn cho biết chiếc máy bay đã tìm cách tăng độ cao trước khi đột ngột chuyển hướng và đâm xuống.
Cùng ngày, Hãng hàng không quốc gia Nam Phi (SAA) đã đề nghị hỗ trợ Ethiopia điều tra vụ rơi máy bay. Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, trong một thông báo, Giám đốc điều hành SAA Vuyani Jarana (Vu-y-a-ni Gia-ra-na) cho biết hãng này sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Ethiopia và hãng hàng không Ethiopian Airlines tìm ra nguyên nhân cũng như khắc phục hậu quả vụ tai nạn thương tâm. Hiện SAA đã kích hoạt chế độ ứng cứu khẩn cấp chuyên biệt trong ngành hàng không để có thể sẵn sàng hỗ trợ Ethiopian Airlines trong mọi thời điểm.
Châu Phi hiện có 20 hãng hàng không, trong đó Ethiopian Airlines của Ethiopia và South African Airways của Nam Phi được coi là 2 hãng lớn nhất với số máy bay sở hữu lần lượt là 92 và 58 chiếc.
Trước đó, ngày 10/3, toàn bộ 157 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay Boeing 737 MAX của Ethiopian Airlines đã thiệt mạng sau khi máy bay này đâm xuống đất. Đây là lần thứ hai chỉ trong chưa đầy 6 tháng xảy ra tai nạn liên tiếp liên quan đến máy bay Boeing 737 MAX.
Boeing 737 MAX là một trong những loại máy bay chở khách hiện đại và thuộc thế hệ mới nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Boeing đã phải hứng chịu một số chỉ trích về những trục trặc kỹ thuật có khả năng xảy ra của loại máy bay vốn chỉ mới chính thức đưa vào hoạt động năm 2017.
Một ngày sau khi xảy ra vụ rơi máy bay khiến dư luận đặt ra câu hỏi về mức độ an toàn của dòng máy bay được coi là chủ lực của Tập đoàn Boeing (Mỹ), cổ phiếu của hãng đã giảm hơn 11% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa. Cụ thể, cổ phiếu của Boeing, một thành viên của chỉ số công nghiệp Dow Jones, đã giảm 11,7% xuống còn 373,23 USD/ cổ phiếu. Chỉ số Dow Jones theo đó cũng giảm 153,81 điểm xuống 25.319,42 điểm. Diễn biến này đã kéo dài đà giảm của chứng khoán Phố Wall (Uôn) trong ngày thứ 6 liên tiếp và đe dọa làm "bốc hơi" khoảng 30 tỷ USD giá trị vốn hóa của Boeing.
Đã tìm thấy cả hai hộp đen của máy bay gặp nạn
Hãng hàng không Ethiopian Airlines ngày 11/3 cho biết các nhà điều tra đã tìm thấy cả hai hộp đen, gồm hộp đen ghi âm trong buồng lái và hộp đen ghi dữ liệu bay của chiếc máy bay Boeing 737 MAX gặp nạn một ngày trước đó tại hiện trường.
Trước đó, ngày 10/3, toàn bộ 157 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã thiệt mạng sau khi chiếc máy bay này đâm xuống đất. Đây là lần thứ hai chỉ trong chưa đầy 6 tháng xảy ra liên tiếp hai vụ nạn liên quan đến máy bay Boeing 737 MAX.
Indonesia, Trung Quốc cũng nhiều hãng hàng không như Ethiopian Airlines và Cayman Airways đều tuyên bố ngừng khai thác toàn bộ máy bay Boeing 737 Max 8. Hiện nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được khẩn trương làm rõ.
Trung Quốc cấm bay 737 Max, Boeing hoãn ra mắt 777X
Ngày 11/3, Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) thông báo đã chỉ thị cho các hãng hàng không nội địa ngừng khai thác thương mại đối với tất cả máy bay Boeing 737 Max sau vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Ethiopia Airlines xảy ra ngày 10/3.
Theo đó, ngày 11/3, Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) thông báo đã chỉ thị cho các hãng hàng không nội địa ngừng khai thác thương mại đối với tất cả máy bay Boeing 737 Max kể từ 18 giờ địa phương (17 giờ Việt Nam), sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay 737 Max 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines, khiến toàn bộ 157 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Theo CAAC, cả hai vụ tai nạn máy bay gần đây nhất trên thế giới đều liên quan đến dòng máy bay 737 Max 8 của Boeing và cùng xảy ra khi vừa cất cánh, trong bối cảnh gần giống nhau.
Trang web FlightRadar 24 cho biết, hiện không có máy bay Boeing 737 Max 8 của Trung Quốc đang hoạt động. Phần lớn trong tổng số 15 chiếc 737 Max8 của nước này đã hạ cánh trong ngày 10/3 và chỉ còn 2 chuyến bay quốc tế hạ cánh vào sáng 11/3.
Cùng ngày, hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ tuyên bố sẽ hoãn sự kiện ra mắt máy bay 777X theo kế hoạch diễn ra vào ngày 13/3. Sau vụ tai nạn, hãng sẽ tập trung vào việc hỗ trợ điều tra nguyên nhân và sẽ không tiến hành lễ ra mắt dòng sản phẩm mới, máy bay thân rộng 777X tại Seatle, Mỹ.
Boeing nêu rõ: "Chúng tôi sẽ tìm kiếm một cơ hội khác đánh dấu sự kiện ra mắt dòng sản phẩm mới trong một ngày gần nhất". Trước đó, Boeing khẳng định sẽ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để giúp tìm ra nguyên nhân tai nạn máy bay. Thông cáo của Boeing nêu rõ đội ngũ kỹ thuật viên của Boeing sẵn sàng thực hiện hỗ trợ kỹ thuật khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của nhà chức trách Mỹ.
Liên quan đến vụ tai nạn trên, các nhà điều tra Ethiopia tuyên bố sẽ phối hợp với hãng Boeing, Cơ quan hàng không dân dụng quốc gia và các chuyên gia quốc tế để tìm ra nguyên nhân tai nạn máy bay 737 Max, dòng sản phẩm được xem là mới được đưa vào sử dụng.
Boeing 737 Max là một trong những loại máy bay chở khách hiện đại và thuộc thế hệ mới nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Boeing đã phải hứng chịu một số chỉ trích về những trục trặc kỹ thuật có khả năng xảy ra của loại máy bay vốn chỉ mới chính thức đưa vào hoạt động năm 2017.
Tháng 10/2018, Hãng Lion Air của Indonesia cũng trải qua tổn thất nặng nề khi chiếc Boeing 737 Max gặp nạn và rơi xuống biển Java chỉ 13 phút sau khi cất cánh rời Jakarta. Vụ tai nạn đã khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng.
19 nhân viên LHQ và các tổ chức liên kết thiệt mạng
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 11/3 đã bày tỏ đau buồn trước thông tin chiếc máy bay Boeing 737-800 MAX mang số hiệu ET 302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines gặp nạn tại quốc gia châu Phi này, khiến toàn bộ 157 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, trong đó có hàng chục nhân viên Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) Antonio Vitorino xác nhận ít nhất 19 nhân viên LHQ và các tổ chức liên kết đã thiệt mạng trong vụ tai nạn thảm khốc trên. Theo ông Antonio Vitorino, ngoài nhân viên IOM, các cơ quan như Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Cơ quan Tị nạn LHQ (UNRA), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Môi trường LHQ (UNEA)... cũng có nhân viên tử nạn trong vụ này. Giám đốc WFP Davis Beasley (Đa-vít Bê-át-li) cho biết ít nhất 7 nhân viên của cơ quan này đã thiệt mạng.
Phi công gặp khó khăn ngay khi cất cánh, Mỹ hỗ trợ điều tra
Theo ông Tewolde GebreMariam, viên phi công đã được phép quay trở về, và "đã được cấp khoảng trống" để quay trở lại sân bay Addis Ababa.
Các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết chiếc máy bay xấu số đã bị vỡ thành nhiều mảnh và bốc cháy dữ dội. Chiếc máy bay bị mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu chỉ 6 phút sau khi cất cánh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân của vụ tai nạn hàng không này.
Trong diễn biến liên quan, Cơ quan An toàn vận tải quốc gia Mỹ cho biết sẽ cử 4 nhân viên tới hỗ trợ công tác giải quyết vụ tai nạn hàng không làm toàn bộ 157 người thiệt mạng ở Ethiopia. Theo quy định quốc tế, trách nhiệm tiến hành cuộc điều tra vụ tai nạn thuộc về nhà chức trách Ethiopia, phía Mỹ có thể sẽ tham gia vì máy bay Boeing được thiết kế và chế tạo tại Mỹ.
Trong khi đó, cùng ngày Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã gửi điện chia buồn với gia đình và bạn bè của các nạn nhân vụ tai nạn máy bay trên.
Máy bay số hiệu ET 302 đã bị rơi gần thị trấn Bishoftu, cách thủ đô Addis Ababa của Ethiopia 62 km về phía Đông Nam vào sáng cùng ngày. Máy bay gặp nạn khi trên hành trình tới Nairobi (Kenya).
Đã xác định được danh tính các hành khách
Ngày 10/3, phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông báo chính thức của hãng hàng không Ethiopian Airlines cho biết trên chiếc máy bay mang số hiệu ET 302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.
Cụ thể, theo hãng Ethiopian Airlines, trên máy bay gặp nạn có 32 người Kenya, 18 người Canada, 9 người Ethiopia, 8 người Italy, 8 người Trung Quốc, 8 người Mỹ, 7 người Anh, 7 hành khách mang quốc tịch Pháp, 6 công dân Ai Cập, 5 người Hà Lan, 4 người Ấn Độ, 4 người Slovakia, 3 người mang quốc tịch Áo, 3 người Thụy Điển, 3 người Nga, 2 người Maroc, 2 người Tây Ban Nha, 2 người Ba Lan và 2 hành khách Israel.
Ngoài ra, Bỉ, Indonesia, Somalia, Na Uy, Serbia, Togo, Mozambique, Rwanda, Sudan, Uganda và Yemen mỗi nước có 1 hành khách trên chuyến bay xấu số trên. Bốn trong số những hành khách trên máy bay sử dụng hộ chiếu của Liên hợp quốc và hiện chưa xác minh được quốc tịch gốc của những người này.
Trước đó, người phát ngôn hãng hàng không Ethiopian Airlines cho biết khi chiếc máy bay mang số hiệu ET 302 của hãng gặp nạn vào sáng 10/3, trên máy bay có 149 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn.
Hãng Boeing sẵn sàng hỗ trợ xác định nguyên nhân
Thông cáo của Boeing nêu rõ đội ngũ kỹ thuật viên của Boeing sẵn sàng thực hiện hỗ trợ kỹ thuật khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của nhà chức trách Mỹ.
Boeing 737 MAX là một trong những loại máy bay chở khách hiện đại và thuộc thế hệ mới nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Boeing đã phải hứng chịu một số chỉ trích về những trục trặc kỹ thuật có khả năng xảy ra của loại máy bay vốn chỉ mới chính thức đưa vào hoạt động năm 2017.
Hãng Lion Air của Indonesia cũng có một chiếc Boeing 737 MAX gặp nạn và rơi xuống biển Java hồi tháng 10/2018 chỉ 13 phút sau khi cất cánh rời Jakarta. Vụ tai nạn đã khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng.
Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay xấu số trên vẫn đang được tiến hành tại hiện trường. Lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy hộp đen của máy bay cũng như chưa xác định được nguyên nhân gây ra vụ tai nạn khi máy bay bị mất liên lạc chỉ 6 phút sau khi cất cánh.
Theo tuyên bố của hãng hàng không Ethiopian Airlines, Giám đốc điều hành của hãng đang ở hiện trường vụ tai nạn, và rất lấy làm tiếc khi phải xác nhận không còn ai sống sót. Ethiopian Airlines cho biết sự việc xảy ra vào lúc 8h44' (giờ địa phương, 13h44' giờ Việt Nam). Máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Bole lúc 8h38' và bị mất liên lạc 6 phút sau khi cất cánh. Khi gặp nạn, trên máy bay có 157 người, gồm 149 hành khách cùng 8 thành viên phi hành đoàn.
Hiện hãng Ethiopian Airlines đã cử nhân viên tới hiện trường vụ tai nạn để “làm tất cả những gì có thể” hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
Hãng hàng không Ethiopian Airlines xác nhận toàn bộ 157 người trên máy bay thiệt mạng
Theo tuyên bố của hãng hàng không Ethiopian Airlines, Giám đốc điều hành của hãng đang ở hiện trường vụ tai nạn, và rất lấy làm tiếc khi phải xác nhận không còn ai sống sót. Ethiopian Airlines cho biết sự việc xảy ra vào lúc 8h44' (giờ địa phương, 13h44' giờ Việt Nam). Máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Bole lúc 8h38' và bị mất liên lạc 6 phút sau khi cất cánh. Khi gặp nạn, trên máy bay có 157 người, gồm 149 hành khách cùng 8 thành viên phi hành đoàn.
Hiện hãng Ethiopian Airlines đã cử nhân viên tới hiện trường vụ tai nạn để “làm tất cả những gì có thể” hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
Trước đó, truyền thông nhà nước Ethiopia cũng đưa tin không có nạn nhân nào sống sót trong vụ tai nạn máy bay này. Điều tra ban đầu cho thấy trên máy bay mang số hiệu ET 302 có các hành khách mang quốc tịch của 33 nước khác nhau, trong đó có 8 hành khách người Trung Quốc. Trong khi đó, người phát ngôn hãng hàng không Ethiopia Airlines Asrat Begashaw cho biết, trong số những người thiệt mạng có 32 người Kenya và 17 người Ethiopia.
Cùng ngày, trên trang mạng Twitter, Tổng thống Ethiopia Uhuru Kenyatta đã gửi lời chia buồn tới thân nhân những người gặp nạn. Văn phòng Thủ tướng Abiy Ahmed đã bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất tới các gia đình của những hành khách gặp nạn.
Chiếc máy bay Boeing 737-800MAX của Ethiopia cũng giống loại máy bay của hãng Lion Air (Indonesia) bị rơi hồi tháng 10 năm ngoái khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng. Máy bay của hãng Ethiopian Airlines là phiên bản mới nhất của dòng Boeing 737 – mẫu máy bay chở khách hiện đại và được bán chạy nhất trên giới.
Hãng chế tạo máy bay Boeing cũng đã đưa ra tuyên bố rằng hãng đã nắm được vụ việc này “và đang theo dõi chặt chẽ diễn biến liên quan đến vụ tai nạn”.
Nhiều nạn nhân là người nước ngoài
Tiếp tục thông tin liên quan vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines xảy ra sáng 10/3, theo điều tra ban đầu, trên máy bay mang số hiệu ET 302 có các hành khách mang quốc tịch của 33 nước khác nhau, trong đó có 8 hành khách người Trung Quốc.
Trong khi đó, hãng AP dẫn lời người phát ngôn hãng hàng không Ethiopia Airlines, Asrat Begashaw cho biết, trong số những người thiệt mạng có 32 người Kenya và 17 người Ethiopia.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hiện hãng Ethiopian Airlines đã cử nhân viên tới hiện trường vụ tai nạn để “làm tất cả những gì có thể” hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
Cùng ngày, trên trang mạng Twitter, Tổng thống Ethiopia Uhuru Kenyatta đã gửi lời chia buồn tới thân nhân những người gặp nạn. Văn phòng Thủ tướng Abiy Ahmed đã bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất tới các gia đình của những hành khách gặp nạn.
Chiếc máy bay Boeing 737-800MAX của Ethiopia cũng giống loại máy bay của hãng Lion Air (Indonesia) bị rơi hồi tháng 10 năm ngoái khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng. Máy bay của hãng Ethiopian Airlines là phiên bản mới nhất của dòng Boeing 737 – mẫu máy bay chở khách hiện đại và được bán chạy nhất trên giới.
Cùng ngày, hãng chế tạo máy bay Boeing cũng đã đưa ra tuyên bố rằng hãng đã nắm được vụ việc này “và đang theo dõi chặt chẽ diễn biến liên quan đến vụ tai nạn”.
Trước đó, truyền thông nhà nước Ethiopia ngày 10/3 đưa tin không ai còn sống sót trong vụ tai nạn máy bay mang số hiệu ET 302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines trước đó cùng ngày.
Tuy nhiên, hiện Ethiopian Airlines chưa ra thông báo chính thức về con số thương vong hay có người sống sót trong vụ tai nạn này.
Các vụ tai nạn máy bay thảm khốc trên thế giới Máy bay vẫn được đánh giá là một trong những phương tiện an toàn nhất thế giới, tuy nhiên, khi xảy ra sự cố, tai nạn máy bay thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Dưới đây là những vụ tai nạn máy bay thảm khốc trên thế giới trong vòng 50 năm qua: - Ngày 29/10/2018: Máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Lion Air thực hiện lộ trình bay từ thủ đô Jakarta đến Pangkakpinang, thuộc tỉnh Bangka Belitung đã rơi xuống biển. Toàn bộ 189 người đi trên máy bay bao gồm cả phi hành đoàn, thiệt mạng. - Ngày 18/5/2018: Một chiếc máy bay Boeing 737 của hãng Cubana de Aviación đã bị rơi ngay sau khi vừa cất cánh từ sân bay quốc tế José Martí ở thủ đô La Habana của Cuba, khiến 110 người thiệt mạng. - Ngày 11/4/2018: 257 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay quân sự của Lực lượng Không quân Algeria, khi đang thực hiện hành trình từ Boufarik (Bâu-pha-rích) đi qua Tindouf (Tin-đu) tới Bechar (Bê-cha). Máy bay đã gặp nạn chỉ ít phút sau khi cất cánh từ sân bay của căn cứ quân sự tại Boufarik, cách thủ đô Algiers 50 km về phía Nam. Máy bay này đã rơi xuống một cánh đồng và bốc cháy. - Ngày 17/7/2014: Chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi xuống miền Đông Ukraine, cướp đi mạng sống của 298 người và khiến cả thế giới bàng hoàng và chìm trong đau thương. - Ngày 8/3/2014: Chiếc máy bay Boeing mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở 239 người gồm hành khách và phi hành đoàn đã biến mất khỏi màn hình radar. Toàn bộ số người trên máy bay đều được cho là đã tử nạn. Đến nay, việc tìm kiếm chiếc máy bay này vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Trong khi đó, đã có nhiều giả thuyết về nguyên nhân chiếc máy bay MH370 biến mất một cách bí ẩn đã được đưa ra trong đó có phi công tự sát, không tặc, bị tên lửa bắn trúng hay người ngoài hành tinh tấn công… - Ngày 20/4/2012: 127 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Bhoja Air tại Islamabad, Pakistan. - Ngày 28/7/2010: Một chuyến bay của hãng hàng không Airblue chở 152 người đã đâm vào một sườn đồi ở ngoại ô Islamabad, Pakistan. Không một ai sống sót sau vụ tai nạn trên. - Ngày 12/5/2010: Vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Afriqiyah Airways gần Tripoli, Libya, khiến 103 người thiệt mạng. Chỉ duy nhất một cậu bé người Hà Lan 9 tuổi là sống sót trong vụ tai nạn này. - Ngày 15/7/2009: Một chiếc máy bay của Caspian Airlines đâm xuống một cánh đồng gần thành phố Qazvin (Ca-vin), Iran, làm toàn bộ 168 người trên máy bay thiệt mạng và để lại một hố sâu lớn như miệng núi lửa cháy âm ỉ. - Ngày 1/6/2009: Một máy bay Airbus A330 của hãng hàng không Air France chở 228 người đã mất tích trên Đại Tây Dương khi đang trên hành trình đi từ Rio de Janeiro (Ri-ô Đề Gia-nây-rô, Brazil) đến Paris (Pháp). - Ngày 17/7/2007: Một máy bay chở khách của hãng hàng không TAM Airlines khi hạ cánh xuống sân bay ở Sao Paulo (Xao Pao-lô, Brazil), đã bị trượt khỏi đường băng, đâm vào một trạm xăng và bốc cháy. Tất cả 199 người trên máy bay đã thiệt mạng. - Ngày 12/11/1996: Một máy bay chở hàng Ilyushin IL-76 đi từ Kazakhstan đã đâm vào một chiếc Boeing 747 của Saudi Arabia trên không trung tại khu vực gần thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Hậu quả đã có 349 người thiệt mạng. Nguyên nhân vụ việc được cho là do phi hành đoàn Kazakhstan đã không tuân thủ hướng dẫn, trong khi cả 2 máy bay đều không trang bị công nghệ tránh va chạm. - Ngày 3/7/1988: Một chiếc Airbus A300 của hãng hàng không Iran Air bị tàu khu trục Vincennes của Hải quân Mỹ bắn hạ trên eo biển Hormuz. Quân đội Mỹ lúc đó nói rằng thủy thủ của tàu Vincennes bị phân tâm và nhầm lẫn chiếc A300 là một máy bay quân sự của đối phương. Toàn bộ 290 người trên máy bay đã thiệt mạng. - Ngày 12/8/1985: Một máy bay Boeing 747 của hãng không Japan Airlines (Nhật Bản) bị đâm ở gần núi Phú Sĩ sau khi cất cánh từ thủ đô Tokyo trong chặng bay nội địa, khiến 520 thiệt mạng. Chiếc máy bay đã bị hỏng ở phần đuôi và từng được sửa sau một vụ tai nạn 7 năm trước đó. Tuy nhiên, việc khắc phục phần hỏng không thành công khiến phần đuôi của chiếc Boeing 747 bị phá hủy, máy bay mất kiểm soát và gây ra tai nạn. Sau vụ tai nạn, một giám sát bảo trì của hãng hàng không JAL đã tự sát, trong khi chủ tịch của hãng này từ chức và chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ tai nạn. - Ngày 27/3/1977: 2 chiếc Boeing 747 của hãng hàng không KLM (Hà Lan) và Pan Am (Mỹ) đâm vào nhau trên một đường băng đầy sương mù ở Tenerife (Tê-nê-ríp), thuộc quần đảo Canary (Ca-na-ri) của Tây Ban Nha. Máy bay KLM đã khởi hành mà không được phép và đâm vào máy bay của hãng Pan Am khi nó di chuyển trên cùng đường băng. Sai lầm tai hại này đã làm 583 người thiệt mạng. |
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất