14/03/2016 19:06 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 14/3, Cơ quan Vũ trụ LB Nga (Roscosmos) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phóng tàu vũ trụ mang theo hai robot lên Sao Hỏa nhằm tìm hiểu dấu hiệu sự sống trên hành tinh Đỏ này. Đây được xem là đóng góp đáng kể các nhà khoa học châu Âu và Nga vào hoạt động nghiên cứu vũ trụ.
Tàu vũ trụ trên đã rơi bệ phóng nhờ tên lửa đẩy đẩy Proton-M của Nga. Tên lửa này được phóng vào lúc 9h30' (GMT) (tức 16h30' theo giờ Hà Nội) từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.
Dự án ExoMars 2016
Tàu vũ trụ đã rơi bệ phóng nhờ tên lửa đẩy đẩy Proton-M của Nga.
Sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên Sao Hỏa ExoMars 2016 là dự án đầu tiên mà Nga và châu Âu hợp tác chặt chẽ và sâu sắc trong lĩnh vực vũ trụ. Mục đích chính của sự hợp tác này là tìm kiếm khí metan trong khí quyển trên Sao Hỏa nhằm phát hiện thêm về nguồn gốc của loại khí này trên hành tinh Đỏ.
Theo giới khoa học, khí metan có thể sinh ra trên cơ sở 2 quá trình khác nhau là địa chất học và sinh vật học. Trước đó, có nhiều tài liệu cho rằng khí metan từng tồn tại trên Sao Hỏa, cũng có ý kiến cho rằng khí này biến mất khỏi bầu khí quyển Sao Hỏa cách đây 100 năm.
Tuy nhiên, hiện chưa có tài liệu nào cho thấy trên Sao Hỏa đã diễn ra những quá trình như thế, đặc biệt là không có sự hoạt động của núi lửa và cũng không có hoạt động sinh vật.
Toàn bộ chi phi cho hai giai đoạn của dự án ExoMars ước tính khoảng 1,4 tỷ USD, trong đó Nga đóng góp phần lớn trong dự án này.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất