Dịch COVID-19: Ấn Độ tiếp tục ghi nhận gần 10.000 ca mới

11/06/2020 17:15 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ sáng 11/6 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 9.996 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại đây lên 286.579 ca, trong đó có 8.102 ca tử vong, tăng 357 ca so với 1 ngày trước đó.     

Dịch COVID-19: Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm tăng lên gần 200.000

Dịch COVID-19: Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm tăng lên gần 200.000

Theo số liệu ngày 2/6 của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này đến nay đã tăng lên 198.706 ca (sau khi ghi nhận thêm 8.171 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua), trong đó có 5.598 ca tử vong.

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, sau khi ghi nhận thêm khoảng 90.000 ca mới chỉ trong 10 ngày qua, Ấn Độ sắp vượt Anh trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch. Ấn Độ phát hiện ca đầu tiên mắc COVID-19 vào ngày 30/1.

Đến ngày 18/5, số ca nhiễm vượt mốc 100.000. Tuy nhiên, chỉ khoảng 2 tuần tiếp đó, quốc gia Nam Á này đã ghi nhận thêm 100.000 ca nữa. Giới chuyên môn dự báo với tốc độ lây nhiễm như hiện nay, tổng số ca nhiễm thậm chí sẽ vượt ngưỡng 300.000 ca ngay trong tuần này.     

Cùng ngày, Hội đồng Nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR) cho biết tính đến ngày 10/6, nước này đã tiến hành 5.061.332 xét nghiệm, tương đương 3.797 xét nghiệm/1 triệu dân, mức thấp nhất trong số 10 quốc gia ghi nhận tình hình dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng nhất trên thế giới. Trong khi đó, Italy, dù ít hơn Ấn Độ 50.000 ca, nhưng có tỷ lệ xét nghiệm lên đến 71.000 xét nghiệm/1 triệu dân.   

Trong một diễn biến liên quan đến dịch COVID-19, cùng ngày, nhà chức trách Ấn Độ cho biết Cục Dược phẩm nước này đã phê chuẩn quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine API và các công thức bào chế liên quan. Bên cạnh đó, cục trên cũng yêu cầu các nhà sản xuất, ngoại trừ các đơn vị định hướng xuất khẩu và những đơn vị tại các khu công nghiệp đặc biệt, phải cung ứng 20% trong tổng sản lượng thuốc hydroxychloroquine của họ cho thị trường nội địa.     

Chú thích ảnh
Hành khách tại sân bay quốc tế Indira Gandhi ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Trước đó, vào tháng 3, Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu các biệt dược gốc hàng đầu thế giới - đã cấm xuất khẩu loại thuốc trên và các công thức của loại thuốc này trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát làm gián đoạn các chuỗi cung ứng. Tới tháng 4, New Delhi đã nới lỏng một số biện pháp hạn chế liên quan và chuyển giao 50 triệu viên hydroxychloroquine cho Mỹ.   

Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhà lãnh đạo ngay từ ban đầu đã đánh giá cao triển vọng của thuốc hydroxychloroquine trong phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều thông tin gây tranh cãi về tính hiệu quả của loại thuốc này trong điều trị căn bệnh trên. Tuần trước, các nhà khoa học Anh đã đình chỉ cuộc thử nghiệm sau khi nhận thấy thuốc không đạt hiệu quả đối với bệnh nhân mắc COVID-19.

Chú thích ảnh
Thuốc Hydroxychloroquine được giới thiệu tại công ty dược phẩm Rock Canyon ở Provo, Utah, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoài ra, ngày 25/5, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học The Lancet của Anh đã phát hiện bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để dùng hydroxychloroquine có tỷ lệ tử vong cao hơn và tần số nhịp tim không đều cao hơn so với các bệnh nhân sử dụng phác đồ khác trong điều trị bệnh COVID-19.   

Cũng trong ngày 25/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo ngừng thử nghiệm hydroxychloroquine trong điều trị bệnh nhân COVID-19 do lo ngại về tính an toàn của thuốc. Tuy nhiên, ngày 3/6 vừa qua, tổ chức này lại tuyên bố căn cứ vào các đánh giá mới nhất, các cuộc thử nghiệm lâm sàng sử dụng thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine trong điều trị COVID-19 sẽ tiếp tục được nối lại.   

Cũng tại Ấn Độ, trước thực trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, các công ty nước này đang xây dựng ký túc xá và cơ sở y tế, cung cấp bảo hiểm cho công nhân tại các nhà máy, công trường xây dựng nhằm khuyến khích công nhân trở lại làm việc. Giới phân tích nhận định việc công nhân đi làm trở lại đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, sau khi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua.          

Các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, sản phẩm tiêu dùng, ô tô, xây dựng và dệt may đều chia sẻ mong muốn lao động trở lại làm việc trong thời gian từ 45-60 ngày tới, qua đó giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất từ tháng 7. Trong khi đó, một số nhà sản xuất tiêu dùng lại tìm cách tuyển dụng người dân địa phương khi thiếu lao động di cư.         

Ước tính tại Ấn Độ có khoảng 100 triệu lao động di cư, chiếm gần 1/5 lực lượng lao động và đóng góp khoảng 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sau khi chính phủ nước này bất ngờ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, nhiều người trong số này ngay lập tức bị mất việc làm. Các chuyên gia đánh giá nền kinh tế Ấn Độ - vốn đã giảm tốc trước đại dịch - sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vì thiếu lao động, ít nhất trong ngắn hạn.     

Huy Lê - Minh Tâm/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link