Dịch Covid-19: Đức để ngỏ khả năng kéo dài lệnh phong tỏa

05/01/2021 19:46 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Thủ tướng Angela Merkel cùng thủ hiến của 16 bang và lãnh đạo các chính quyền địa phương họp trực tuyến ngày 5/1 thảo luận kế hoạch kéo dài lệnh phong tỏa, trong bối cảnh số ca tử vong do COVID-19 tại nền kinh tế số 1 châu Âu vẫn gia tăng bất chấp các biện pháp siết chặt trong kỳ nghỉ lễ.   

Dịch Covid-19: Anh bước vào đợt phong tỏa cấp độ cao nhất từ trước đến nay

Dịch Covid-19: Anh bước vào đợt phong tỏa cấp độ cao nhất từ trước đến nay

Theo phóng viên TTXVN tại London, Thủ tướng Anh Boris Johnson tối 4/1 đã có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình tuyên bố xứ England, vốm chiếm phần lớn dân số Vương quốc Anh, sẽ bước vào đợt phong tỏa 6 tuần cấp độ cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Lệnh phong tỏa hiện nay dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 10/1 tới và nhiều khả năng sẽ được gia hạn đến cuối tháng này.    

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đánh giá cần thiết phải gia hạn các biện pháp siết chặt do tình trạng số ca lây nhiễm mới vẫn ở mức cao. Ông Michael Kretschmer, Thủ hiến bang Saxony, địa phương ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm cao nhất nước Đức, cho biết việc tiếp tục phải đóng cửa là điều khó tránh khỏi.    

Ngày 30/12 vừa qua, số ca tử vong trong ngày tại Đức đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 ca/ngày, đe dọa nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh vốn cướp đi sinh mạng của 35.632người tại nước này và khiến 1.796.216 người mắc bệnh.   

Chú thích ảnh
Người dân nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 tại Hildburghausen, Thuringia, miền đông nước Đức, ngày 2/12/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

So với các nước láng giềng, Đức, quốc gia đông dân nhất trong EU, đã thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch trong làn sóng đầu tiên của dịch COVID-19, với số ca tử vong thấp hơn so với các nước như Italy, Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học cho rằng sự thỏa mãn với kết quả đạt được và thái độ không sẵn sàng thực hiện biện pháp gắt gao nhất như lệnh giới nghiêm đã khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong mùa Thu vừa qua.    

Trong các cuộc họp kể từ tháng 10/2020, Thủ tướng Merkel và lãnh đạo các vùng thường bất đồng về chính sách phòng dịch. Trong khi người đứng đầu chính phủ chủ trương thúc đẩy biện pháp cứng rắn, một số bang đưa ra các biện pháp mềm mỏng hơn.   

Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày càng nhiều công ty vừa và nhỏ tại Ba Lan áp dụng mô hình làm việc từ xa. Đài Phát thanh Ba Lan ngày 4/1 dẫn số liệu của Cơ quan đăng ký nợ quốc gia nước này (KRD) cho biết, đến nay có gần 80% công ty vừa và nhỏ tại Ba Lan tổ chức công việc theo mô hình làm việc từ xa, tăng khoảng 35% so với cách đây 2 tháng. Trong đó, mô hình làm việc phổ biến nhất là kết hợp giữa làm việc tại văn phòng (75%) và làm việc từ xa (25 %).    

Việc tổ chức làm việc từ xa nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đồng thời cũng giúp chủ sở hữu lao động tiết kiệm chi phí. Hiện 20% các công ty vừa và nhỏ tại Ba Lan có kế hoạch sử dụng các khoản tiền tiết kiệm từ việc thuê văn phòng hoặc từ các chuyến công tác của nhân viên để đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị công nghệ.    

Tính đến nay, Ba Lan đã ghi nhận hơn 1,3 triệu ca nhiễm mới và hơn 29.000 trường hợp tử vong. Hiện có hơn 17.000 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện, trong đó hơn 1.600 bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng.    

Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, từ ngày 28/12, Chính phủ Ba Lan đã áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn có hiệu lực trong 3 tuần, theo đó yêu cầu đóng cửa các trung tâm thương mại, các khu trượt tuyết, hộp đêm, hồ bơi, phòng tập thể thao. Những người đến từ bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) bắt buộc phải cách ly 10 ngày.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link