Dịch sốt rét kháng thuốc lan nhanh ở Đông Nam Á

31/07/2014 13:16 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) – Hôm qua (30/7), các chuyên gia y tế đã đưa ra cảnh báo về tình hình nguy cấp khi ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang hoành hành khắp khu vực biên giới tại 4 quốc gia ở Đông Nam Á.
 
Kết quả kiểm tra mẫu máu được lấy từ 1.241 bệnh nhân sốt rét cho thấy, ký sinh trùng có khả năng kháng thuốc artemisinin đã lây nhanh sang khu vực biên giới ở phía Tây và phía Bắc Campuchia, phía Đông Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Ngoài ra, các khu vực miền trung Myanmar, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia cũng bắt đầu có dấu hiệu nguy hiểm của dịch. Ngược lại, mẫu máu của các bệnh nhân ở 3 quốc gia châu Phi gồm Kenya, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) được kiểm tra lại không xuất hiện loại ký sinh trùng này. 


Một nhân viên y tế Thái Lan xét nghiệm máu của trẻ em tại một bệnh viện Sốt rét ở tỉnh Kanchanaburi, gần biên giới Thái Lan-Myanmar ngày 26/10/2012.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine, cho biết quá trình điều trị sốt rét phải được tăng gấp đôi thời gian, từ 3 đến 6 ngày mới có thể giúp bệnh nhân chống lại các vấn đề sức đề kháng gặp phải. 

"Chúng ta vẫn có thể ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng sốt rét chống artemisinin trên khắp châu Á và sau đó đến châu Phi bằng cách loại bỏ chúng, nhưng đó chỉ là một cửa sổ cơ hội sẽ nhanh chóng bị đóng lại", Nicholas White, giáo sư y khoa nhiệt đới tại Đại học Oxford, Anh nhận định. 

"Phương pháp kiểm soát bệnh sốt rét thông thường sẽ không bao giờ là đủ, chúng tôi sẽ cần phải hành động triệt để hơn và thực hiện điều này với một ưu tiên cho y tế công cộng toàn cầu, không thể chậm trễ".

 
Các thùng chứa artemisinin trước khi được bào chế thành thuốc tại một kho hàng tại Quế Lâm, Quảng Tây (Trung Quốc) ngày 8/12/2004.

Đến nay, Đông Nam Á là khu vực phát dịch đáng lo ngại nhất khi artemisinin đang mất dần lợi thế với vai trò là vũ khí chống lại sốt rét. Nếu dịch bùng phát, đây sẽ là lần thứ 3 trong vòng hơn nửa thế kỷ một loại thuốc bị ký sinh trùng kháng lại và từng tước đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thế giới. 

Từ những năm 1950 đến 1970, ký sinh trùng kháng thuốc chloroquine đã lây lan chóng mặt trong một thời gian ngắn từ châu Á đến châu Phi. Sau đó, chloroquine được thay thế bằng sulphadoxine-pyrimethamine (SP). Tiếp nối SP là artemisinin, một loại thuốc được nhà khoa học Trung Quốc bào chế từ một loại thảo dược có tên gọi là ngải tây. 


Một phụ nữ bị sốt rét nằm tại bệnh viện ở Bắc Darfur (Sudan) ngày 13/5/2013.

"Các loại thuốc artemisinin được đánh giá là có khả năng chống sốt rét tốt nhất mà chúng tôi từng có", Elizabeth Ashley, một nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford cho biết trong một thông cáo báo chí do Tổ chức nhân đạo chuyên tài trợ cho các nghiên cứu về sức khỏe Wellcome Trust (Anh) phát hành. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng bệnh sốt rét không có biến chứng liên quan đến ký sinh trùng Plasmodium falciparum và artemisinin được sử dụng trong điều trị kết hợp, chứ không phải là một trị liệu đơn, để có thể loại bỏ tất cả các ký sinh trùng một cách hiệu quả nhất. Lý giải điều này, WHO cho rằng, khi một liệu pháp được sớm tạm ngừng, nếu tất cả ký sinh trùng không bị tiêu diệt hoàn toàn thì ký sinh trùng còn sống sót có thể biến đổi thành gen kháng thuốc. 

Dương Trần
Theo AFP

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link