EU ký thỏa thuận thứ hai mua 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19

18/09/2020 19:51 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Liên minh châu ÂU (EU) ngày 18/9 đã nhất trí mua vaccine tiềm năng ngừa virus SARS-CoV-2 của hai hãng sản xuất dược phẩm lớn Sanofi và GSK trong thỏa thuận tương tự thứ hai nhằm đảm bảo nguồn cung tại thời điểm sắp tới hạn chót gia nhập cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tiếp cận toàn cầu đối với vaccine phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. 

Liên minh châu Âu giành Giải Nobel Hòa bình 2012

Liên minh châu Âu giành Giải Nobel Hòa bình 2012

Duy trì được hòa bình và ổn định ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng là cơ sở để Ủy ban giải thưởng Nobel quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2012 cho Liên minh châu Âu (EU).

Ủy viên phụ trách lĩnh vực y tế của EU, bà Stella Kyriakides, cho biết với thỏa thuận trên, hai nhà sản xuất dược phẩm của Anh và Pháp - liên minh cùng sản xuất một loại vaccine dựa trên việc tái tổ hợp protein mà họ hy vọng có thể được phê chuẩn vào năm 2021 - sẽ cung cấp cho EU 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Đổi lại, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ trả trước chi phí sản xuất cho hai hãng trên và chính các quốc gia thành viên EU sẽ mua loại vaccine này của họ. 

Thỏa thuận ngày 18/9 đã khẳng định lại tuyên bố được Sanofi và GSK đưa ra hôm 31/7 vừa qua và bước đi này đạt được sau thỏa thuận trước đó giữa EU với hãng dược phẩm liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca về việc cung ứng tới 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.   

EU ký thỏa thuận trên ngay sát thời hạn chót cho các thành viên của WHO gia nhập cơ chế COVAX - vốn hướng tới mục tiêu mua vaccine ngừa COVID-19 và đảm bảo việc tiêm phòng được triển khai một cách công bằng, hiệu quả.

Cho đến nay, 92 quốc gia có thu nhập thấp đang tìm kiếm sự hỗ trợ thông qua cơ chế COVAX - một phần trong chương trình Tăng tốc tiếp cân các công cụ ứng phó với dịch COVID-19 (ACT-A) của WHO, trong đó hỗ trợ nghiên cứu vaccine, thuốc điều trị và các xét nghiệm chẩn đoán. Khoảng 80 quốc gia có thu nhập cao hơn cũng bày tỏ sự quan tâm, song để tham gia cơ chế này đòi hỏi các nước phải đảm bảo được nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 một cách riêng rẽ.  

Hãng dược phẩm Sanofi
Hãng dược phẩm Sanofi

Cùng ngày Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã chấp thuận việc sử dụng thuốc dexamethasone trong phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 phải thở oxi hoặc phải dùng máy trợ thở.  

EMA cho biết dựa trên việc rà soát các kết quả trong nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Anh, cơ quan này kết luận thuốc dexamethasone - thường được sử dụng để kháng viêm - có thể được xem là một lựa chọn trong phác đồ điều trị ở bệnh nhân COVID-19 là thanh thiếu niên và người trưởng thành cần thở oxi. Liều dùng đối với bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên, có cân nặng tối thiểu 40kg là 6 milligram một ngày và thời gian dùng thuốc tối đa là 10 ngày.   

Để các cơ sở y tế địa phương có thể sử dụng thuốc dexamethasone trong phác đồ điều trị  bệnh nhân COVID-19, quyết định trên của EMA vẫn cần nhận được sự phê chuẩn của Ủy ban châu Âu (EC). 

* Cũng trong ngày 18/9, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu các cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vaccine Sinovac ngừa COVID-19 của Trung Quốc trên 3 tình nguyện viên. 

Bộ trưởng Y tế Fahrettin Koca cho biết quá trình thử nghiệm vaccine trên sẽ diễn ra theo 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 1.200 tình nguyện viên và giai đoạn hai được thực hiện trên 10.000 tình nguyện viên.    

* Theo nghiên cứu của tạp chí y khoa The Lancet đăng tải ngày 18/9, CovidNudge/DnaNudge, phương pháp xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại Anh, cho kết quả xét nghiệm chính xác đối với hầu hết các trường hợp chỉ khoảng một giờ sau khi tiến hành phân tích mẫu bệnh phẩm mà không cần thực hiện tại phòng thí nghiệm.   

Cụ thể, phương pháp trên có độ nhạy trung bình và khả năng xác định chuẩn xác các ca mắc COVID-19 lên tới 94,4%, trong khi tỷ lệ xác định chuẩn các trường hợp không mắc bệnh lên tới 100%.  

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Graham Cooke tại Đại học Hoàng gia London, nhấn mạnh phát hiện này cho thấy phương pháp xét nghiệm CovidNudge - chỉ cần đưa một miếng gạc vào mũi người cần lấy mẫu xét nghiệm - cho kết quả chính xác có thể sánh ngang với kết quả xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn.  

CovidNudge là phương pháp xét nghiệm mới dựa trên việc mô phỏng một xét nghiệm ADN do một giáo sư tại Đại học Hoàng gia London phát triển. Phương pháp này đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) phê chuẩn sử dụng trong thăm khám và điều trị bệnh nhân vào cuối tháng 4 năm nay sau các cuộc thử nghiệm thành công.   

Bộ trưởng Y tế Hancock nhấn mạnh điểm hữu dụng là phương pháp này không cần phải tiến hành tại phòng thí nghiệm, thay vào đó quá trình phân tích mẫu bệnh phẩm được thực hiện thông qua thiết bị chỉ có kích thước như hộp đựng giày. Do đó, cơ quan chức năng có thể triển khai phương pháp xét nghiệm này tại nhiều địa điểm như các trường học.

Minh Tâm/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link