Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ: Mỗi quốc gia một màu Trăng khác nhau

28/07/2018 07:49 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 đã diễn ra. Những người yêu thiên văn trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam đang rất háo hức chiêm ngưỡng sự kiện lịch sử cả trăm năm mới có một lần này...

Chú thích ảnh
Không phải màu đỏ, Mặt trăng này như một chiếc mâm vàng khổng lồ mọc phía sau Đền Poseidon ở Mũi Sounion, Hy Lạp
Chú thích ảnh
Một hình ảnh tổng hợp được tạo thành từ một số hình ảnh của Măt trăng cho thấy các giai đoạn khác nhau của nhật thực ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ
Chú thích ảnh
Mặt trăng trên bầu trời Ai Cập được cho là đỏ nhất
Chú thích ảnh
Mặt trăng mọc phía sau mái vòm của nhà thờ Hồi giáo Wilayah ở Kuala Lumpur
Chú thích ảnh
Những người đam mê thiên văn học xem nhật thực mặt trăng ở làng phía nam Bavarian Raisting, gần Munich, Đức
Chú thích ảnh
Nguyệt thực ở Sri Lanka
Chú thích ảnh
Nguyệt thực ở Roma

Độc giả từ khắp nơi trên thế giới đã chia sẻ hình ảnh của họ về mặt trăng máu, mặc dù sự đồng thuận cho đến nay, đó không phải là màu đỏ.

Nephet Dlief đã chụp bức ảnh dưới đây ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng 9:30 tối giờ địa phương (19,30 BST).

Chú thích ảnh
Ảnh nguyệt thực của Nephet Dlief

Anh ta nói "Thật không may là có một đám mây che phủ mặt trăng vào thời điểm đó, và nó chắc chắn không có màu đỏ máu."

Chú thích ảnh
Ảnh của Adrian Nichol

Adrian Nichol ở  Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, cũng nghĩ rằng mặt trăng không phải màu đỏ như người ta nói và ông từng nghĩ trước đó.

Chú thích ảnh
Nguyệt thực trên bầu trời dọc theo biên giới Kenya-Tanzania

Nguyệt thực một phần bắt đầu riễn ra ở Anh và khi nó đạt toàn phần thì có tới hơn nửa Trái đất có thể quan sát được.

Chú thích ảnh
Nguyệt thực trên bầu trời Azerbaijan

Đây là một nguyệt thực hiếm, bởi nó kéo dài quá lâu, phải thực sự là người yêu thích thiên văn học mới đủ kiên nhẫn để quan sát từ đầu đến cuối. Bởi Mặt trăng sẽ "ngủ một giấc dài" trong bóng tối của Trái đất trong 4 giờ và nó hoàn toàn bị lu mờ trong 1h43 phút.

Chú thích ảnh
Một nguyệt thực hiếm nhưng kéo dài quá lâu liệu có gây nên nhàm chán, mệt mỏi? Trong ảnh là Mặt trăng được cắt ra từ video trực tiếp của NASA lúc 2h50 sáng 28/7

Theo một số chuyên gia, màu sắc của nhật thực phụ thuộc vào mức độ trong suốt của mây. Nếu thời tiết xấu, trời nhiều mây, mặt trăng có thể gần như vô hình.

Chú thích ảnh
Bóng người đi dưới bóng trăng gần Núi Artos ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một bức ảnh tuyệt vời của tay máy Anadolu Agency (Getty Images)

Nếu ít mây, Mặt trăng quan sát được có thể là màu xám đen hoặc nâu như một "viên bi sắt bị gỉ" lơ lửng trên bầu trời. Hoặc có thể nó sẽ như một quả bóng bàn màu đỏ gạch hoặc đỏ đồng, cam...

Chú thích ảnh
Bức ảnh này cho thấy, Mặt trăng có màu xanh xám

Một chuyên gia về thiên văn học nói với Indianexpress rằng mọi người không cần phải sử dụng các thiết bị bảo vệ mắt để xem hiện tượng hiếm có này như khi xem nhật thực.

Chú thích ảnh
Hình ảnh quá trình nguyệt thực ở Nam Phi. Chấm đỏ ngang với đám mây chính là sao Hỏa
Chú thích ảnh
Bức ảnh này cho thấy sao Hỏa rõ hơn ở bên phải

"Việc của bạn là hay ra ngoài và hướng mắt lên trời. Tốt nhất là hãy rời khỏi thành phố, bởi thành phố "ô nhiễm ánh sáng" và hình ảnh quan sát được không rõ nét bằng những vùng ít có ánh sáng tương phản hơn".

Chú thích ảnh
Mô tả của NASA về quá trình nguyệt thực toàn phần

Đặc biệt, khi sao Hỏa sẽ di chuyển gần Mặt trăng trên bầu trời đêm, mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ và nếu thời tiết tốt có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Được biết, vào lúc 1h15 ngày 28/7, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ trực tiếp nguyệt thực toàn phần trên kênh Youtube của NASA đến khoảng 5h15 ngày 28/7.

Đây chính là cơ hội tuyệt vời để những người yêu thiên văn học khắp nơi được xem trực tuyến về sự kiện này...

Chú thích ảnh
Người dân Đài Loan (Trung Quốc) tập trung tại một không gian công cộng để xem nguyệt thực toàn phần. Ảnh: Getty Images
Chú thích ảnh
Những người yêu thiên văn Singapore mang theo các thiết bị để "săn" nguyệt thực tại một bến tàu. Nhiều người tranh thủ ngả lưng trong lúc chờ đợi

* Nếu có thiết bị tốt, có thể nhìn thấy cả miệng núi lửa trên Mặt trăng

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 sẽ bắt đầu lúc 0h14 đến 6h30  ngày 28/7 (theo giờ Việt Nam), thời điểm Mặt trăng biến mất hoàn toàn vào lúc 2h30 đến 4h13.

Chú thích ảnh
Mặt Trăng sẽ chuyển sang màu đỏ tươi và nó cũng sẽ được nhìn thấy đầu tiên ở Ấn Độ. (Ảnh: AP)

Theo đó, Mặt trăng máu sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm hầu hết mọi nơi trên thế giới vào đêm ngày 27/7, rạng sáng ngày 28/7 khi Mặt trăng di chuyển vào phần bóng của Trái đất. Đây là Nguyệt thực dài nhất của thế kỷ 21. Cảnh tượng kỳ diệu này sẽ kéo dài trong 1 giờ, 42 phút, 57 giây. Thực chất, một phần nguyệt thực vẫn sẽ tiếp tục sau khoảng thời gian đó, tức là mặt trăng sẽ mất tổng cộng 3 giờ và 54 phút trong vùng tối của Trái đất, theo NASA.

Nguyệt thực sẽ được nhìn thấy rõ ràng nhất ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông vào ngày 27/7 và rạng sáng 28/7 ở phần lớn châu Á và châu Úc. Những quốc gia duy nhất bỏ lỡ sự kiện đặc biệt này là Greenland, Canada và Hoa Kỳ.

"Nó được gọi là mặt trăng máu bởi vì ánh sáng từ mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái đất trên đường đến Mặt trăng và khiến bầu khí quyển biến thành màu đỏ", Andrew Fabian, giáo sư thiên văn học tại Đại học Cambridge chia sẻ.

Không giống như nhật thực toàn phần, khi ánh sáng Mặt trời gây nguy hiểm đến mắt người, tia sáng của mặt trăng không bao giờ đủ mạnh để tạo nên bất kỳ ảnh hưởng nào đến con người. Vì vậy, với thời tiết thuận lợi, ta có thể chứng kiến hiện tượng này bằng mắt thường mà không cần phải đeo bộ lọc chuyên dụng hoặc kính bảo vệ. Tuy vậy, nếu có một cặp ống nhòm, ta thậm chí có thể nhìn thấy những miệng núi lửa đang hiện diện trên Mặt trăng.

Việt Nam nằm trong vùng có thể quan sát dễ dàng hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ nhưng theo thông báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn, thời tiết sẽ không đủ thuận lợi để người dân Việt Nam thưởng thức trọn vẹn nhất khoảnh khắc này.

Ở một số nơi, sẽ nhiều mây, có mưa rào, dông rải rác. Nhưng trong những thời điểm không mưa, ta hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng tự nhiên có một không hai trong vòng 100 năm này.

Phạm Huy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link